Đo góc, đơn vị đo góc: giải bài tập từ cơ bản đến nâng cao
Tổng hợp các kiến thức về đo góc, đơn vị đo góc lớp 4 cùng các bài tập chọn lọc từ cơ bản đến nâng cao kèm theo lời giải chi tiết cho các em cùng tham khảo.
Đo góc, đơn vị đo góc là một nội dung hết sức cơ bản trong chương trình Toán lớp 4. Tuy không khó nhưng đòi hỏi các em cần chú ý để nắm được kiến thức và thực hành làm các bài tập. Để hiểu rõ hơn, mời các em cùng bắt đầu theo dõi ngay bài viết sau đây của thayphu nhé!
Lý thuyết đo góc, đơn vị đo góc lớp 4
Độ là đơn vị đo góc
Để đo góc người ta thường dùng thước đo góc:
- Người ta chia một góc vuông thành 90 phần bằng nhau, mỗi phần là một độ.
- Mỗi góc có một số đo, ví dụ như số đo của góc vuông là bằng 90 độ.
Dùng thước đo góc để xác định số đo góc đỉnh I với cạnh IA, IB:
- Đầu tiên ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh IA.
- Tiếp theo ta xác định xem cạnh IB đi qua vạch chia độ nào thì đó là số đo chính xác của góc.
- Vậy góc đỉnh I với cạnh IA, IB có số đo là bằng 80 độ.
Giải bài tập SGK về đo góc, đơn vị đo góc lớp 4
Liên quan đến nội dung đo, đơn vị đo góc trong chương trình lớp 4 các em sẽ được làm quen với các bài tập như sau:
Bài tập 1
1. Quan sát hình vẽ bên dưới rồi viết số đo thích hợp cho các góc sau đây:
- Góc đỉnh N với cạnh NM, NH bằng …
- Góc đỉnh H với cạnh HM, HN bằng …
- Góc đỉnh C với cạnh CA, CB bằng …
- Góc đỉnh D với cạnh DA, DB bằng …
2. Điền vào chỗ chấm sao cho thích hợp:
- Trong các góc ở câu a, góc có số đo bé nhất là góc đỉnh …
Lời giải:
1. Quan sát hình vẽ ta thấy rằng:
- Góc đỉnh N với cạnh NM, NH bằng 45 độ
- Góc đỉnh H với cạnh HM, HN bằng 90 độ
- Góc đỉnh C với cạnh CA, CB bằng 36 độ
- Góc đỉnh D với cạnh DA, DB bằng 52 độ
2. Từ kết quả trên ta có thể điền vào chỗ chấm là:
Trong các góc ở câu a, góc có số đo bé nhất là góc đỉnh C với cạnh CA, CB.
Bài tập 2
Cho các góc dưới đây, hãy dùng thước đo góc để đo các góc và ghi lại số đo:
Lời giải:
Góc đỉnh H với cạnh HG và HI có số đo góc là 60 độ
Góc đỉnh L với cạnh LK và LM có số đo góc là 120 độ
Góc đỉnh Y với cạnh YX và YZ có số đo góc là 180 độ
Góc đỉnh Q với cạnh QP và QR có số đo góc là 90 độ.
Bài tập 3
Quan sát hình dưới đây và điền số đo góc thích hợp vào ô trống:
Góc |
Số đo góc |
Góc đỉnh A với cạnh AB và AD |
|
Góc đỉnh B với cạnh BA và BC |
|
Góc đỉnh C với cạnh CB và CD |
|
Góc đỉnh D với cạnh DA và DC |
Lời giải:
Quan sát hình vẽ ta có điền vào ô trống các kết quả sau:
Góc |
Số đo góc |
Góc đỉnh A với cạnh AB và AD |
120 độ |
Góc đỉnh B với cạnh BA và BC |
90 độ |
Góc đỉnh C với cạnh CB và CD |
90 độ |
Góc đỉnh D với cạnh DA và DC |
60 độ |
Bài tập 4
Dùng thước đo góc để đo các góc trong hình dưới đây rồi điền kết quả vào chỗ chấm:
- Góc đỉnh A với cạnh AB và AC bằng …
- Góc đỉnh B với cạnh BA và BC bằng …
- Góc đỉnh C với cạnh CA và CB bằng …
Lời giải:
Dùng thước đo góc để đo các góc ta được kết quả là:
- Góc đỉnh A với cạnh AB và AC bằng 90 độ
- Góc đỉnh B với cạnh BA và BC bằng 60 độ
- Góc đỉnh C với cạnh CA và CB bằng 30 độ
Bài tập 5
Cho hình ảnh các đồng hồ như bên dưới, hãy dùng thước đo góc để đo góc được tạo bởi hai kim đồng hồ.
1. Điền kết quả thích hợp vào chỗ chấm:
- 2 kim đồng hồ ở đồng hồ A tạo ra góc bằng …
- 2 kim đồng hồ ở đồng hồ B tạo ra góc bằng …
- 2 kim đồng hồ ở đồng hồ C tạo ra góc bằng …
- 2 kim đồng hồ ở đồng hồ D tạo ra góc bằng ….
2. Hỏi đồng hồ nào có 2 kim đồng hồ tạo ra góc có số đo lớn nhất.
Lời giải:
1. Dùng thước đo góc để đo các góc được tạo bởi 2 kim đồng hồ ở trên ta được kết quả là:
- 2 kim đồng hồ ở đồng hồ A tạo ra góc bằng 90 độ
- 2 kim đồng hồ ở đồng hồ B tạo ra góc bằng 60 độ
- 2 kim đồng hồ ở đồng hồ C tạo ra góc bằng 120 độ
- 2 kim đồng hồ ở đồng hồ D tạo ra góc bằng 180 độ
2. Ta thấy rằng: 60 độ < 90 độ < 120 độ < 180 độ
Như vậy 2 kim đồng hồ ở đồng hộ D tạo ra góc có số đo lớn nhất.
Bài tập tự luyện về đo góc, đơn vị đo góc
Bài 1: Cho hình vẽ dưới đây, hãy quan sát và cho biết phát biểu nào là đúng?
- Góc bẹt đỉnh D với cạnh DE và DG
- Góc nhọn đỉnh D với cạnh DE và DG
- Góc tù đỉnh D với cạnh DE và DG
- Góc vuông đỉnh D với cạnh DE và DG
Bài 2: Quan sát hình vẽ sau, xác định số đo góc và chọn phát biểu đúng:
- Góc bẹt đỉnh C với cạnh CQ và CP
- Góc nhọn đỉnh C với cạnh CQ và CP
- Góc tù đỉnh C với cạnh CQ và CP
- Góc vuông đỉnh C với cạnh CQ và CP
Bài 3: Tại mỗi thời điểm xem đồng hồ kim giờ và kim phút tạo thành 1 góc khác nhau.
- Hỏi lúc 3 giờ, lúc 6 giờ và lúc 9 giờ thì góc giữa 2 kim đồng hồ có số đo là bao nhiêu độ?
- Hãy chỉ ra 3 vị trí mà góc giữa 2 kim đồng hồ là góc nhọn và góc tù.
Bài 4: Trong thực tế có nhiều vật dụng được thiết kế và điều chỉnh được góc để phù hợp với những mục đích khác nhau. Hãy đo góc và nêu số đo trong từng trường hợp sao đây:
Vừa rồi các nội dung kiến thức và bài tập liên quan đến đo góc, đơn vị đo góc Toán lớp 4. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ nắm vững, hiểu rõ bài, hoàn thành tốt các bài tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc các em có những phút giây học thật vui và đừng quên truy cập vào chuyên mục Toán 4 để cập nhật các bài học mới nhất nhé!