Cách vẽ hình bằng phần mềm Geogebra, áp dụng bài tập cụ thể
Vẽ hình bằng phần mềm Geogebra có khó không? Ứng dụng vẽ hai đường thẳng song song, vẽ tia phân giác của một góc, vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng,...
Hiện nay có khá nhiều công cụ để hỗ trợ các em học sinh trong việc tính toán và làm bài tập. Bài viết hôm nay thayphu sẽ giới thiệu về phần mềm Geogebra và hướng dẫn cách vẽ hình bằng phần mềm Geogebra. Các em hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây nhé!
Phần mềm Geogebra là gì?
Tìm hiểu về phần mềm Geogebra
Geogebra là một phần mềm hình học động, đại số, thống kê và vi tích phân dành cho việc hỗ trợ giáo dục toán học và khoa học trong trường học. Là một phần mềm đa nền tảng, Geogebra hiện thuộc sở hữu của công ty công nghệ giáo dục Ấn Độ Byju’s.
- Giấy phép: Giấy phép Geogebra, phần mềm miễn phí phi thương mại
- Mã nguồn: Mã nguồn mở, github.com/geogebra/geogebra
- Ngôn ngữ sử dụng: Đa ngôn ngữ với khoảng 63 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt
- Nhà phát triển: Markus Hohenwarter
Cách vẽ hình bằng phần mềm Geogebra
Các em đã được học về tia phân giác của 1 góc, đường trung trực của đoạn thẳng, đường thẳng song song, các loại tam giác. Và biết cách vẽ các hình này bằng thước kẻ và compa. Vậy nếu dùng phần mềm Geogebra thì sẽ vẽ như thế nào? Hãy cùng thực hành ngay qua các bài tập sau đây!
Hướng dẫn cách vẽ hình bằng phần mềm Geogebra
Bài tập 1: Vẽ hai đường thẳng song song
Thay vì vẽ hai đường thẳng song song bằng bút và thước kẻ thì chúng ta sẽ sử dụng hộp công cụ đường thẳng trong Geogebra.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vẽ đường thẳng f đi qua 2 điểm A, B:
Chọn công cụ => Chọn Đường thẳng qua 2 điểm => Chọn điểm A => Chọn điểm B.
Ta được hình vẽ như sau:
- Bước 2: Vẽ điểm C nằm ngoài đường thẳng f:
Chọn công cụ => Chọn Điểm mới => Chọn điểm C nằm ngoài đường thẳng f.
Ta được hình vẽ như sau:
- Bước 3: Vẽ đường thẳng g đi qua điểm C và song song với đường thẳng f.
Chọn công cụ => Chọn Đường song song => Nháy chuột vào điểm C => Nháy chuột vào đường thẳng f. Ta được đường thẳng g đi qua điểm C song song với đường thẳng f.
Kết quả ta được hình vẽ như sau:
Nhật xét: Sau khi thực hiện bước 3 ta thấy có đúng 1 đường thẳng g được hiện ra. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến Tiên đề Euclid: “Qua 1 điểm ở ngoài một đường thẳng, chỉ có 1 đường thẳng song song với đường thẳng đó”.
Bài tập 2: Vẽ tia phân giác của 1 góc
Cách thực hiện:
Chúng ta vẽ tia phân giác của góc BAC theo thứ tự các bước:
- Bước 1: Vẽ tia AB
Chọn công cụ => Chọn Tia đi qua 2 điểm => Chọn điểm A => Chọn điểm B.
Ta được hình vẽ như sau:
- Bước 2: Vẽ góc BAC
Chọn công cụ => Chọn Tia đi qua 2 điểm => Nháy chuột vào điểm A => Chọn điểm C.
Ta được hình vẽ như sau:
- Bước 3: Vẽ đường phân giác của góc BAC
Chọn công cụ => Chọn Đường phân giác => Nháy chuột lần lượt vào các điểm B, A, C. Phần đường thẳng nằm trong góc BAC là tia phân giác của góc BAC.
Kết quả ta thu được hình vẽ như sau:
Bài tập 3: Vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng
Cách thực hiện:
Chúng ta vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB theo các bước như sau:
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB
Chọn công cụ => Chọn Đoạn thẳng => Chọn điểm A => Chọn điểm B
Ta được hình vẽ như sau:
- Bước 2: Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB
Chọn công cụ => Chọn Đường trung trực => Nháy chuột vào đoạn thẳng AB. Chúng ta thu được đường trung trực g của đoạn thẳng AB.
Kết quả thu được hình vẽ như sau:
Bài tập 4: Vẽ tam giác khi biết độ dài 3 cạnh
Ví dụ: Vẽ tam giác ABC biết AB = 4cm, BC = 5cm, AC = 6cm
Cách thực hiện:
Chúng ta vẽ tam giác ABC có AB = 4cm, BC = 5cm, AC = 6cm theo thứ tự các bước:
- Bước 1: Vẽ 2 điểm A, B sao cho AB = 4cm
Chọn công cụ => Chọn Đường tròn khi biết tâm và bán kính => Chọn điểm A, nhập bán kính bằng 4.
Chọn công cụ => Chọn Điểm mới => Chọn điểm B nằm trên đường tròn.
Ta được hình vẽ như sau:
- Bước 2: Chọn công cụ => Chọn Đường tròn khi biết tâm và bán kinh => Chọn điểm B, nhập bán kính bằng 5. Ta được hình vẽ như sau:
- Bước 3: Chọn công cụ => Chọn Đường tròn khi biết tâm và bán kính => Chọn điểm A, nhập bán kính bằng 6. Ta được hình vẽ như sau:
- Bước 4: Chọn công cụ => Chọn Giao điểm của 2 đối tượng => Lần lượt nháy chuột vào 2 đường tròn ở Bước 2 và Bước 3, giao điểm C của 2 đường tròn được đánh dấu. Ta có hình vẽ sau:
- Bước 5: Chọn công cụ đoạn thẳng để nối các điểm A, B, C với nhau và thu được tam giác ABC như hình:
Ẩn các đường tròn bằng cách nhấn vào từng đối tượng cần ẩn => Ấn chuột phải => Nhấn vào Hiển thị đối tượng ta được được hình tam giác ABC cần vẽ.
Bài tập 5: Vẽ tam giác biết độ dài 2 cạnh và góc xen giữa
Vẽ tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 5cm, góc BAC = 60 độ.
Cách thực hiện:
Chúng ta tiến hành vẽ tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 5cm và góc BAC = 60 độ theo thứ tự các bước:
- Bước 1: Vẽ hai điểm A, B sao cho AB = 6m tương tự bước 1 ở bài tập 4. Ta thu được hình vẽ như sau:
- Bước 2: Vẽ góc BAB’ = 60 độ bằng cách:
Chọn công cụ => Chọn Góc với độ lớn cho trước => Nháy chuột lần lượt vào điểm B, A (theo ngược chiều kim đồng hồ) rồi nhập số đo góc là 60 độ. Ta sẽ có hình vẽ sau:
- Bước 3: Vẽ điểm C là giao điểm của đường thẳng AB’ và đường tròn tâm A bán kính 5, sẽ được hình vẽ sau:
- Bước 4: Chọn công cụ đoạn thẳng để nối các điểm A, B, C với nhau. Ta sẽ thu được tam giác ABC như sau:
Ẩn các đường tròn và đường thẳng AB’ kết quả được tam giác ABC hoàn chỉnh như hình bên dưới:
Qua đây các em đã hiểu về phần mềm Geogebra và cách vẽ hình bằng phần mềm Geogebra đúng không nào. Hãy cùng ứng dụng để vẽ 2 đường thẳng song song, vẽ tia phân giác, đường trung trực, vẽ tam giác.