Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng Toán lớp 4

Tổng hợp kiến thức và bài tập về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng lớp 4 hay nhất. Cùng thực hành nâng cao kỹ năng cùng các bài tập tự luyện bổ ích.

Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng là một nội dung hết sức cơ bản mà các em sẽ được học trong chương trình Toán lớp 4. Hôm nay thayphu sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức và giải bài tập một cách chi tiết, dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Đừng bỏ qua những nội dung trong bài viết sau đây nhé!

Lý thuyết về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng lớp 4

tinh chat giao hoan va ket hop cua phep cong 1 jpg

Cùng tìm hiểu về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng toán 4

  • Tính chất giao hoán của phép cộng

a + b = b + a

Khi đổi chỗ của các số hạng trong 1 tổng thì tổng của nó vẫn không thay đổi

Ví dụ minh họa: Cho bảng sau đây, ta thấy giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau

a

20

350

1208

b

30

250

2764

a + b

20 + 30 = 50

350 + 250 = 600

1208 + 2764 = 3972

b + a

30 + 20 = 50

250 + 350 = 600

2764 + 1208 = 3972

  • Tính chất kết hợp của phép cộng

(a + b) + c = a + (b + c)

Khi cộng 1 tổng 2 số với số thứ 3 thì chúng ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ 2 và số thứ 3.

Chú ý: Chúng ta có thể tính giá trị biểu thức có dạng a + b + c bằng cách:

a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c)

Ví dụ minh họa: So sánh giá trị của 2 biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong bảng sau:

a

b

c

(a + b) + c

a + (b + c)

5

4

6

(5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15

5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15

35

15

20

(35 + 15) + 20= 50 + 20 = 70

35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70

28

49

51

(28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128

28 + (49 + 51) = 28 + 100 = 128

Giải bài tập về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng lớp 4

Từ kiến thức lý thuyết trên, chúng ta cùng thực hành áp dụng giải các dạng bài tập chi tiết sau đây nhé!

Bài tập 1

Tính nhanh các phép tính sau đây:

  1. 5 264 + 3 978 + 4 736
  2. 42 716 + 37 284 + 6 767

Lời giải:

Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng chúng ta sẽ nhóm những số hạng có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn với nhau. Cụ thể là:

  1. 5 264 + 3 978 + 4 736 = (5 264 + 4 736) + 3 978

= 10 000 + 3 978 = 13 978

  1. 42 716 + 37 284 + 6 767 = (42 716 + 37 284) + 6 767

= 80 000 + 6 767 = 86 767

Bài tập 2

Hãy tìm ẩn số y trong biểu thức sau đây:

248 x 145 + 1.900 : 100 = 1.900 : 100 + 248 x y

Lời giải:

Ta sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng sẽ được:

248 x 145 + 1.900 : 100 = 1.900 : 100 + 248 x 145

Theo đề ra ta có:

248 x 145 + 1.900 : 100 = 1.900 : 100 + 248 x y

Do đó: 1.900 : 100 + 248 x 145 = 1.900 : 100 + 248 x y

Vậy suy ra là y = 145

Bài tập 3

Cho biểu thức: (a + b) + c biết rằng a = 1.975, b = 1.991 và c = 2.025

Hãy tính giá trị của biểu thức đã cho.

Lời giải:

Thay a = 1.975, b = 1.991 và c = 2.025 vào biểu thức ta có:

(a + b) + c = (1.975 + 1.991) + 2.025

= (1.975 + 2.025) + 1.991 = 4.000 + 1.991

= 5.991

Kết luận giá trị của biểu thức đã cho là 5.991

Bài tập 4

Hãy tính bằng cách thuận tiện nhất cho các câu sau:

  1. 3kg + 30kg + 270kg
  2. 320km + 32km + 680km + 68km
  3. 2.500l + 2.900l + 2.100l + 2.500l

Lời giải:

  1. 3kg + 30kg + 270kg

= 3kg + (30kg + 270kg) = 3kg + 300kg

= 303kg

  1. 320km + 32km + 680km + 68km

= (320km + 680km) + (32km + 68km)

= 1.000km + 100km

= 1.100km

  1. 2.500l + 2.900l + 2.100l + 2.500l

= (2.500l + 2.500l) + (2.900l + 2.100l)

= 5.000l + 5.000l

= 10.000l

Bài tập 5

Cho biểu thức: (49 + 178) + 22 = 49 + (178 + 22)

Hãy cho biết biểu thức này đúng hay sai?

Lời giải:

Khi cộng 1 tổng 2 số với số thứ 3 chúng ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ 2 và số thứ 3.

Áp dụng tính chất đó ta có:

(49 + 178) + 22 = 227 + 22 = 249

49 + (178 + 22) = 49 + 200 = 249

Suy ra: (49 + 178) + 22 = 49 + (178 + 22)

Vậy kết luận biểu thức đã cho là đúng.

Bài tập 6

Để đi từ nhà mình đến nhà bạn Tuấn, Hoàng phải đi qua cổng làng và 1 cây cổ thụ. Khoảng cách từ nhà Hoàng đến cổng làng là 182m và từ cổng làng đến cây cổ thụ là 75m. Tiếp đó khoảng cách từ cây cổ thụ đến nhà Tuấn là 218m. Vậy Hoàng phải đi qua quãng đường dài bao nhiêu mét để đến nhà Tuấn?

Lời giải:

Độ dài quãng đường mà Hoàng phải đi để đến được nhà Tuấn là:

182 + 75 + 218 = (182+ 218) + 75 = 400 + 75 = 475 (m)

Đáp số: 475 mét

Bài tập 7

Một xã tổ chức tiêm phòng cho trẻ em, trong lần đầu tiên có 1.465 trẻ tiêm phòng, lần sau có nhiều hơn lần đầu là 335 trẻ tiêm phòng. Hỏi có tất cả bao nhiêu trẻ đã tiêm phòng?

Lời giải:

Số trẻ em tiêm phòng trong lần thứ 2 đó là:

1465 + 335 = 1800 (trẻ)

Tổng số trẻ em đã tiêm phòng trong cả 2 lần đó là:

1465 + 1800 = 3265 (trẻ)

Đáp số: 3265 (trẻ)

Bài tập 8

Bà của Việt đi chợ mua thịt hết 52.000 đồng, rau hết 16.000 đồng, trứng hết 28.000 đồng, hành lá hết 4.000 đồng. Hãy giúp bà tính tổng số tiền đi chợ?

Lời giải:

Tổng số tiền bà tiêu hết khi đi chợ đó là:

52.000 + 16.000 + 28.000 + 4.000 = 100.000 (đồng)

Đáp số: 100.000 đồng

Bài tập tự luyện về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng

Bài 1: Hãy điền số thích hợp vào các chỗ chấm:

  1. 75 + 318 = 318 + …
  2. 467 + 5.924 = … + 467
  3. 66 + … = 8.672 + 66
  4. … + 18 436 = 18 436 + 54

Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất giá trị của các biểu thức sau:

  1. 24 + 17 + 26
  2. 80 + 310 + 120 + 90
  3. 34 + 140 + 60 + 16

Bài 3: Viết số hoặc chữ cái thích hợp vào chỗ chấm:

  1. a + 0 = … + a = …
  2. 5 + a = … + 5
  3. (a + 28) + 2 = a + (28 + …) = a + …

Bài 4: Cho 2 sơ đồ bên dưới, hãy tìm biểu thức phù hợp với mỗi sơ đồ. Sau đó hãy tính giá trị của mỗi biểu thức khi biết a = 15 và b = 7

tinh chat giao hoan va ket hop cua phep cong 2 jpg

Bài 5: Một quỹ tiết kiệm ngày đầu nhận 75 500 000 đồng, ngày thứ 2 nhận 86 950 000 đồng, ngày thứ 3 nhận 14 500 000 đồng. Hỏi số tiền quỹ tiết kiệm đã nhận trong 3 ngày là bao nhiêu?

Bài viết trên đây vừa tổng hợp đầy đủ các kiến thức lý thuyết, bài tập có lời giải và bài tập tự luyện cho các em cùng ôn tập và thực hành. Hy vọng qua những nội dung hữu ích này sẽ giúp các em hiểu bài, nắm vững tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Hãy nhớ theo dõi chuyên mục Toán 4 thường xuyên để xem thêm thật nhiều bài học mới nhé!

Cùng chuyên mục:

Cách tính bằng cách thuận tiện nhất và bài tập vận dụng

Cách tính bằng cách thuận tiện nhất và bài tập vận dụng

Làm thế nào để tính bằng cách thuận tiện nhất? Khái niệm, ứng dụng và…

Tính chất phân số, ứng dụng và cách giải các bài tập dễ hiểu

Tính chất phân số, ứng dụng và cách giải các bài tập dễ hiểu

Nắm vững tính chất phân số sẽ giúp các em dễ dàng vận dụng làm…

Khái niệm phân số, cách đọc viết và giải bài tập phân số lớp 4

Khái niệm phân số, cách đọc viết và giải bài tập phân số lớp 4

Khái niệm phân số là gì? Phân số là những phần bằng nhau được chia…

So sánh phân số khác mẫu số, cách thực hiện và bài tập

So sánh phân số khác mẫu số, cách thực hiện và bài tập

So sánh phân số là dạng toán thường gặp trong chương trình toán lớp 4.…

Phép cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số lớp 4

Phép cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số lớp 4

Quy tắc thực hiện phép cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số…

Phép trừ phân số, phương pháp và cách giải bài tập SGK

Phép trừ phân số, phương pháp và cách giải bài tập SGK

Phép trừ phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số Toán lớp 4.…

Phép nhân phân số, phương pháp giải và bài tập chọn lọc

Phép nhân phân số, phương pháp giải và bài tập chọn lọc

Cách thực hiện phép nhân phân số lớp 4, bí quyết giải các dạng toán…

Phép chia phân số, phương pháp giải và dạng toán thường gặp

Phép chia phân số, phương pháp giải và dạng toán thường gặp

Cách thực hiện phép chia phân số đó là ta lấy phân số thứ nhất…

MỚI CẬP NHẬT
Top