Góc nhọn là gì? Tính chất và bài tập cơ bản về góc nhọn lớp 4

Góc nhọn là góc được tạo thành từ 2 đường thẳng hoặc 2 đoạn thẳng cắt nhau tại 1 góc nhỏ hơn 90 độ. Cùng tìm hiểu và thực hành ngay với các bài tập liên quan.

Góc nhọn là một trong những loại góc mà các em sẽ được học trong chương trình Toán lớp 4. Vậy góc nhọn là gì? Có đặc điểm tính chất ra sao? Trong bài viết này thayphu sẽ tổng hợp đầy đủ các kiến thức và bài tập có liên quan đến góc nhọn, hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Góc nhọn là gì?

Góc nhọn là góc được tạo nên từ 2 đường thẳng có chung 1 giao điểm trong tam giác bất kỳ hoặc trong mặt phẳng. Góc nhọn có số đo nhỏ hơn 90 độ và thường nằm trong khoảng > 0 và < 90 độ. Chúng ta có dùng eke để xác định số đo góc nhọn của hình hoặc để phân biệt với các loại góc khác.

Ví dụ minh họa:

goc nhon la gi 1 jpg

Góc nhọn đỉnh A với cạnh AB và AC.

Đặc điểm tính chất của góc nhọn:

  • Góc nhọn được tạo thành bởi 2 đoạn thẳng hay đường thẳng cắt nhau 1 góc nhỏ hơn 90 độ
  • Góc nhọn sẽ nhỏ hơn góc vuông.

Xác định giá trị góc của góc nhọn

Để xác định giá trị góc của góc nhọn chúng ta có những cách sau đây:

  • Áp dụng tính chất của góc nhọn, chúng ta nhận thấy góc nhọn luôn có số đo nhỏ hơn 90 độ, tức là nhỏ hơn góc vuông. Do đó với hình có các góc nhỏ hơn góc vuông thì có thể xác định đó là góc nhọn.

Lưu ý: Tùy vào từng hình và đề bài đưa ra mà chúng ta suy ra những giá trị góc tương ứng của hình chính xác.

  • Sử dụng thước đo góc hoặc eke: Bằng cách này có thể xác định giá trị của 1 góc chính xác nhất bằng bao nhiêu độ.

Các dạng toán về góc nhọn là gì

Trong chương trình lớp 4 các em sẽ được tiếp xúc và thực hành làm các dạng bài liên quan đến góc nhọn như sau:

Dạng 1 - Nhận biết góc nhọn với các loại góc khác

Phương pháp giải: Chúng ta chỉ cần dựa vào định nghĩa, tính chất của góc nhọn để dễ dàng nhận biết với các góc khác.

Ví dụ minh họa: Cho các hình bên dưới đây, hãy xác định đâu là góc nhọn?

goc nhon la gi 2 jpg

Lời giải:

Áp dụng tính chất của góc nhọn là góc > 0 và < 90 độ, ta thấy rằng:

  • Hình 1: Số đo góc là 180 độ
  • Hình 2: Số đo góc nhỏ hơn 90 độ
  • Hình 3: Số đo góc bằng 90 độ
  • Hình 4: Số đo góc lớn hơn 90 độ

Như vậy hình 2 là góc nhọn.

Dạng 2 - Viết tên các góc nhọn trong hình đã cho

Phương pháp giải: Chúng ta dựa vào tính chất của góc để đọc đúng tên góc và các cạnh liên quan.

Ví dụ minh họa: Hãy viết tên góc nhọn và các cạnh của hình sau đây:

goc nhon la gi 3 jpg

Lời giải: Hình trên có góc nhọn đỉnh O và 2 cạnh là ON và OM.

Dạng 3 - Vẽ hình tương ứng với góc nhọn

Phương pháp giải: Chúng ta dựa vào yêu cầu của đề bài và dùng thước đo góc hoặc là eke để vẽ góc nhọn tương ứng với số đo góc tương ứng đưa ra.

Ví dụ minh họa: Hãy vẽ góc nhọn đỉnh O có cạnh Ox, Oy với số đo góc tương ứng là 70 độ.

Lời giải:

  • Đầu tiên chúng ta vẽ đường thẳng Ox
  • Tiếp đó dùng thước đo góc đặt ngang bằng với đường thẳng Ox, điểm 0 độ trên thước đặt ngay tại tâm O
  • Tiến hành xác định điểm bằng 70 độ trên thước tương ứng
  • Tiếp tục nối đỉnh O tới điểm đã xác định ở trên để được đường thẳng Oy
  • Cuối cùng ta được góc nhọn là AOB = 70 độ.

Giải bài tập SGK liên quan đến góc nhọn Toán lớp 4

Sau khi tìm hiểu về góc nhọn là gì, các tính chất và dạng toán thường gặp về góc nhọn, chúng ta hãy cùng thực hành ngay cùng các bài tập sau đây:

Bài tập 1

Cho hình vẽ sau đây, hãy quan sát và điền số thích hợp vào chỗ chấm.

goc nhon la gi 4 jpg

Trong hình vẽ đã cho có … góc vuông và … góc nhọn.

Lời giải:

Quan sát hình vẽ ta thấy có:

  • Góc đỉnh O cạnh OP, OQ là góc vuông
  • Góc đỉnh P cạnh PO, PQ là góc nhọn
  • Góc đỉnh Q cạnh QO, QP là góc nhọn

Như vậy trong hình đã cho có 1 góc vuông và 2 góc nhọn.

Bài tập 2

Quan sát hình vẽ sau đây và điền số thích hợp vào chỗ trống:

goc nhon la gi 5 jpg

Trong hình có … góc vuông và … góc nhọn.

Lời giải:

Nhìn hình chúng ta đếm được có 3 góc vuông đó là:

  • Góc vuông đỉnh G, cạnh GH và GK
  • Góc vuông đỉnh I, cạnh IG và IH
  • Góc vuông đỉnh I, cạnh IG và IK

Có 4 góc nhọn đó là:

  • Góc nhọn đỉnh G, cạnh GH và GI
  • Góc nhọn đỉnh G, cạnh GI và GK
  • Góc nhọn đỉnh H, cạnh HG và HK
  • Góc nhọn đỉnh K, cạnh KG và KH

Như vậy trong hình có 3 góc vuông và 4 góc nhọn.

Bài tập 3

Cho hình vẽ sau đây, hãy cho biết số góc nhọn có trong đó là bao nhiêu?

goc nhon la gi 6 jpg

Lời giải:

Dựa vào hình chúng ta thấy có các góc nhọn như sau:

  • Góc nhọn đỉnh M có cạnh MN, MP
  • Góc nhọn đỉnh N có cạnh NM, NP
  • Góc nhọn đỉnh N có cạnh NM, NQ
  • Góc nhọn đỉnh N có cạnh NQ, NP
  • Góc nhọn đỉnh P có cạnh PN, PM
  • Góc nhọn đỉnh Q có cạnh QM, QN

Như vậy kết quả hình đã cho ở trên có tất cả là 6 góc nhọn.

Bài tập 4

Cho hình vẽ như bên dưới, hãy xác định có bao nhiêu góc nhọn và bao nhiêu góc vuông?

goc nhon la gi 7 jpg

Lời giải:

Quan sát hình đã cho có 9 góc nhọn lần lượt đó là:

  • Góc nhọn đỉnh A với cạnh AB, AC
  • Góc nhọn đỉnh A với cạnh AB, AD
  • Góc nhọn đỉnh A với cạnh AB, AE
  • Góc nhọn đỉnh A với cạnh AD, AC
  • Góc nhọn đỉnh A với cạnh AD, AE
  • Góc nhọn đỉnh A với cạnh AE, AC
  • Góc nhọn đỉnh B với cạnh BA, BC
  • Góc nhọn đỉnh C với cạnh CA, CB
  • Góc nhọn đỉnh E với cạnh EA, EB

Có 2 góc vuông đó là:

  • Góc vuông đỉnh D với cạnh AD và DB
  • Góc vuông đỉnh D với cạnh, DC (hoặc cạnh AD, DE)

Như vậy hình trên có tất cả là 9 góc nhọn và 2 góc vuông.

Bài tập 5

Quan sát hình vẽ sau đây và điền số thích hợp vào chỗ chấm

goc nhon la gi 8 jpg

Trong hình vẽ có … góc nhọn và … góc vuông

Lời giải:

Trong hình vẽ trên ta thấy có 10 góc nhọn đó là:

  • Góc nhọn đỉnh D với cạnh DA, DE
  • Góc nhọn đỉnh D với cạnh DE, DM
  • Góc nhọn đỉnh D với cạnh DM, DC
  • Góc nhọn đỉnh D với cạnh DA, DM
  • Góc nhọn đỉnh D với cạnh DE, DC
  • Góc nhọn đỉnh M với cạnh MC, MD
  • Góc nhọn đỉnh M với cạnh ME, MB
  • Góc nhọn đỉnh M với cạnh MD, ME
  • Góc nhọn đỉnh E với cạnh EA, ED
  • Góc nhọn đỉnh E với cạnh EM, EB

Cùng với 4 góc vuông đó là:

  • Góc vuông đỉnh A với cạnh AB, AD
  • Góc vuông đỉnh B với cạnh BA, BC
  • Góc vuông đỉnh C với cạnh CB, CD
  • Góc vuông đỉnh D với cạnh DA, DC

Thông qua bài viết các em đã hiểu được góc nhọn là gì và dễ dàng hoàn thành các bài tập góc nhọn đúng không nào. Để cập nhật thêm nhiều bài học hay các em hãy truy cập ngay vào chuyên mục Toán lớp 4 nhé!

Cùng chuyên mục:

Cách tính bằng cách thuận tiện nhất và bài tập vận dụng

Cách tính bằng cách thuận tiện nhất và bài tập vận dụng

Làm thế nào để tính bằng cách thuận tiện nhất? Khái niệm, ứng dụng và…

Tính chất phân số, ứng dụng và cách giải các bài tập dễ hiểu

Tính chất phân số, ứng dụng và cách giải các bài tập dễ hiểu

Nắm vững tính chất phân số sẽ giúp các em dễ dàng vận dụng làm…

Khái niệm phân số, cách đọc viết và giải bài tập phân số lớp 4

Khái niệm phân số, cách đọc viết và giải bài tập phân số lớp 4

Khái niệm phân số là gì? Phân số là những phần bằng nhau được chia…

So sánh phân số khác mẫu số, cách thực hiện và bài tập

So sánh phân số khác mẫu số, cách thực hiện và bài tập

So sánh phân số là dạng toán thường gặp trong chương trình toán lớp 4.…

Phép cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số lớp 4

Phép cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số lớp 4

Quy tắc thực hiện phép cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số…

Phép trừ phân số, phương pháp và cách giải bài tập SGK

Phép trừ phân số, phương pháp và cách giải bài tập SGK

Phép trừ phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số Toán lớp 4.…

Phép nhân phân số, phương pháp giải và bài tập chọn lọc

Phép nhân phân số, phương pháp giải và bài tập chọn lọc

Cách thực hiện phép nhân phân số lớp 4, bí quyết giải các dạng toán…

Phép chia phân số, phương pháp giải và dạng toán thường gặp

Phép chia phân số, phương pháp giải và dạng toán thường gặp

Cách thực hiện phép chia phân số đó là ta lấy phân số thứ nhất…

MỚI CẬP NHẬT
Top