Góc bẹt là gì? Khái niệm, tính chất và giải bài tập góc bẹt

Góc bẹt là gì? Góc bẹt là góc bằng hai góc vuông với số đo là 180 độ và nhìn trông giống như một đường. Hãy cùng khám phá tính chất và các bài tập về góc bẹt lớp 4.

Trong các loại góc vuông, góc nhọn, góc tù thì góc bẹt là một loại góc đặc biệt. Góc bẹt là gì? Làm thế nào để phân biệt nó với các góc khác? Bài viết này thayphu sẽ cung cấp đầy đủ các kiến thức lý thuyết cùng các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Các em cùng theo dõi chi tiết để học tốt nội dung này nhé!

Góc bẹt là gì?

Góc bẹt là góc có giá trị đúng chính bằng 180 độ.

Ví dụ những hình cánh quạt khi xòe tròn sẽ tạo thành 1 góc bẹt. Hoặc là nửa đường tròn cũng có giá trị là góc bẹt.

goc bet la gi 1 jpg

Góc bẹt có những tính chất như sau:

  • Góc bẹt có số đo đúng bằng 180 độ
  • Góc bẹt có hai cạnh là hai tia đối nhau và nhìn giống như một đường thẳng
  • Nếu một góc có số đo bằng 2 lần góc vuông thì đó chính là góc bẹt.

Xác định giá trị góc của góc bẹt

Để xác định giá trị của góc bẹt thì chúng ta có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Sử dụng dụng cụ thước đo góc hoặc eke. Đây là cách thông dụng để dễ dàng xác định giá trị của góc một cách chính xác nhất. Chỉ cần đặt thước đúng góc, đúng đường thẳng là có thể đo được giá trị góc nhanh chóng.
  • Sử dụng các tính chất hình học. Dựa vào tính chất của góc bẹt, nếu thấy góc nằm ngang có số đo là 180 độ thì đó chính là góc bẹt.

Các dạng toán thường gặp về góc bẹt

Trong chương trình Toán lớp 4, sau khi tìm hiểu góc bẹt là gì, các em sẽ được học và làm quen với các dạng toán về góc bẹt cụ thể như sau:

Dạng 1 - Nhận biết góc bẹt với các góc khác

Phương pháp giải: Đối với dạng này chúng ta chỉ cần dựa vào khái niệm, tính chất của góc bẹt để xác định chính xác đó có phải góc bẹt không.

Ví dụ minh họa: Cho các góc như sau: Góc xOy = 135 độ, góc zAt = 180 độ, góc tBk = 90 độ và góc xCt = 2. góc tBk,. Hãy cho biết góc nào là góc bẹt, gọi tên và xác định đỉnh, các cạnh của góc đó.

Lời giải:

Áp dụng tính chất của góc bẹt là góc có số đo bằng 180 độ. Vậy nên xét trong các đã cho thì góc zAt và xCt chính là góc bẹt.

Trong đó: Góc zAt có đỉnh là A và cạnh là Az, At. Còn góc xCt có đỉnh là C và cạnh là Cx, Ct.

Dạng 2 - Tính số đo góc có phải là góc bẹt không?

Phương pháp giải: Chúng ta áp dụng khái niệm góc bẹt là gì và cách tính số đo góc để giải bài tập chính xác.

Ví dụ minh họa: Trên nửa mặt phẳng bờ là tia Ax ta vẽ 2 tia Ay và Az sao cho góc xAy = 75 độ và góc yAz = 105 độ. Hãy tính số đo góc xAz và cho biết đó có phải là góc bẹt hay không?

Lời giải:

Vì tia Ay và Az đều cùng nằm trên 1 nửa mặt phẳng bờ là tia Ax và góc xAy = 75 độ, góc yAz = 105 độ nên ta có:

Góc xAz = 75 độ + 105 độ = 180 độ

Như vậy góc xAz = 180 độ và đây chính là góc bẹt.

Dạng 3 - Dạng bài tập tổng hợp

Phương pháp giải: Tùy vào yêu cầu cụ thể của từng bài mà các em sẽ đọc và phân tích kỹ để đưa ra cách giải chính xác nhất.

Giải bài tập SGK về góc bẹt lớp 4

Để hiểu rõ và nắm vững kiến thức về góc bẹt các em cùng thực hành giải các bài tập sau đây nhé:

Bài tập 1

Cho các góc sau đây, hãy xác định đâu là góc nhọn, góc tù, góc bẹt?

goc bet la gi 2 jpg

Lời giải:

Quan sát hình vẽ ta thấy có 2 góc nhọn đó là:

  • Góc nhọn đỉnh O với cạnh OM, ON
  • Góc nhọn đỉnh D với cạnh DU, DV

Có 2 góc tù đó là:

  • Góc tù đỉnh B với cạnh BP, BQ
  • Góc tù đỉnh A với cạnh AG, AH

Có 1 góc bẹt đó là:

  • Góc bẹt đỉnh E với cạnh EX, EY

Bài tập 2

Cho hình vẽ dưới đây, hãy cho biết trong hình có bao nhiêu góc bẹt?

goc bet la gi 3 jpg

Lời giải:

Quan sát hình vẽ chúng ta thấy có 2 góc bẹt đó là:

  • Góc bẹt đỉnh H với cạnh HB, HC
  • Góc bẹt đỉnh G với cạnh GC, GD

Như vậy hình vẽ có tất cả là 2 góc bẹt.

Bài tập 3

Bạn Lan chọn một trong ba miếng bánh 1, 2, 3 như hình vẽ bên dưới, biết rằng:

  • Miếng bánh mà bạn Lan chọn không phải là miếng bé nhất
  • Góc đỉnh O ở hình miếng bánh bạn Lan chọn không phải góc bẹt

Hãy tìm miếng bánh mà bạn Lan đã chọn.

goc bet la gi 4 jpg

Lời giải:

Quan sát hình vẽ ta thấy rằng:

  • Miếng bánh thứ 1 là miếng bánh bé nhất
  • Miếng bánh thứ 3 có góc đỉnh O chính là góc bẹt

Như vậy miếng bánh bạn Lan chọn là miếng bánh thứ 2.

Bài tập 4

Quan sát hình vẽ sau đây và điền số thích hợp vào chỗ chấm:

goc bet la gi 5 jpg

Hình trên có tất cả … góc bẹt.

Lời giải:

Dựa vào hình vẽ chúng ta thấy có 2 góc bẹt đó là:

  • Góc bẹt đỉnh M có cạnh MB, MC
  • Góc bẹt đỉnh E có cạnh EA, EB

Như vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm là 2.

Bài tập 5

Hãy quan sát các mặt đồng hồ dưới đây và cho biết trong các đồng hồ đó, khi nào kim giờ và kim phút tạo thành các góc nhọn, góc tù và góc bẹt? Sau đó điền số thích hợp vào chỗ chấm.

  • Lúc … kim giờ và kim phút tạo thành 1 góc vuông
  • Lúc … kim giờ và kim phút tạo thành 1 góc nhọn
  • Lúc … kim giờ và kim phút tạo thành 1 góc tù
  • Lúc …. kim giờ và kim phút tạo thành 1 góc bẹt

goc bet la gi 6 jpg

Lời giải:

Quan sát hình các mặt đồng hồ ta có thể điền vào chỗ chấm là:

  • Lúc 3 giờ, kim giờ và kim phút tạo thành 1 góc vuông
  • Lúc 1 giờ, kim giờ và kim phút tạo thành 1 góc nhọn
  • Lúc 8 giờ, kim giờ và kim phút tạo thành 1 góc tù
  • Lúc 6 giờ, kim giờ và kim phút tạo thành 1 góc bẹt

Trên đây là tổng hợp các kiến thức lý thuyết về góc bẹt là gì, các tính chất, phương pháp giải bài tập về góc bẹt lớp 4. Đây là những nội dung cơ bản làm nền tảng để các em tiếp tục học trong các lớp cao hơn. Chúc các em học tốt và luôn đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Hãy nhớ theo dõi chuyên mục Toán 4 thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài học hay nhé!

Cùng chuyên mục:

Cách tính bằng cách thuận tiện nhất và bài tập vận dụng

Cách tính bằng cách thuận tiện nhất và bài tập vận dụng

Làm thế nào để tính bằng cách thuận tiện nhất? Khái niệm, ứng dụng và…

Tính chất phân số, ứng dụng và cách giải các bài tập dễ hiểu

Tính chất phân số, ứng dụng và cách giải các bài tập dễ hiểu

Nắm vững tính chất phân số sẽ giúp các em dễ dàng vận dụng làm…

Khái niệm phân số, cách đọc viết và giải bài tập phân số lớp 4

Khái niệm phân số, cách đọc viết và giải bài tập phân số lớp 4

Khái niệm phân số là gì? Phân số là những phần bằng nhau được chia…

So sánh phân số khác mẫu số, cách thực hiện và bài tập

So sánh phân số khác mẫu số, cách thực hiện và bài tập

So sánh phân số là dạng toán thường gặp trong chương trình toán lớp 4.…

Phép cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số lớp 4

Phép cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số lớp 4

Quy tắc thực hiện phép cộng phân số cùng mẫu số và khác mẫu số…

Phép trừ phân số, phương pháp và cách giải bài tập SGK

Phép trừ phân số, phương pháp và cách giải bài tập SGK

Phép trừ phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số Toán lớp 4.…

Phép nhân phân số, phương pháp giải và bài tập chọn lọc

Phép nhân phân số, phương pháp giải và bài tập chọn lọc

Cách thực hiện phép nhân phân số lớp 4, bí quyết giải các dạng toán…

Phép chia phân số, phương pháp giải và dạng toán thường gặp

Phép chia phân số, phương pháp giải và dạng toán thường gặp

Cách thực hiện phép chia phân số đó là ta lấy phân số thứ nhất…

MỚI CẬP NHẬT
Top