Bảng đơn vị đo thời gian: Lý thuyết, cách quy đổi và bài tập
Tổng hợp các kiến thức về bảng đơn vị đo thời gian và bài tập từ cơ bản đến nâng cao kèm lời giải chi tiết nhất. Cùng ôn tập, thực hành để hoàn thành tốt nội dung này!
Bảng đơn vị đo thời gian là nội dung các em sẽ được học trong chương trình Toán lớp 5. Kiến thức và các bài tập dạng này không khó, chỉ cần các em chú ý theo dõi và ôn tập tốt. Hôm nay thayphu sẽ tập hợp đầy đủ về lý thuyết và bài tập chọn lọc hay nhất, hãy cùng tham khảo nhé!
Lý thuyết về bảng đơn vị đo thời gian lớp 5
Tìm hiểu về bảng đơn vị đo thời gian Toán lớp 5
1 thế kỷ = 100 năm |
1 tuần lễ = 7 ngày |
1 năm = 12 tháng |
1 ngày = 24 giờ |
1 năm = 365 ngày |
1 giờ = 60 phút |
1 năm nhuận = 366 ngày |
1 phút = 60 giây |
Chú ý: Cứ 4 năm lại có 1 năm là năm nhuận
- Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 là có 31 ngày
- Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11 là có 30 ngày
- Tháng 2 là có 28 ngày (riêng vào năm nhuận là có 29 ngày)
Đổi đơn vị đo thời gian
Ví dụ minh họa:
Hai năm rưỡi = 2,5 năm = 12 tháng x 2,5 = 30 tháng
⅖ giờ = 60 phút x ⅖ = 24 phút
0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút
144 phút = 144 phút : 60 = 2 giờ 24 phút = 2,4 giờ
Giải bài tập liên quan đến bảng đơn vị đo thời gian lớp 5
Thực hành giải các bài tập chi tiết
Sau khi tìm hiểu kiến thức cơ bản ở trên, chúng ta cùng thực hành làm các bài tập cụ thể sau đây nhé!
Bài tập 1
Hãy đổi các đơn vị đo thời gian và điền số thích hợp vào các chỗ chấm bên dưới đây:
- 1,2 giờ = … phút
- 32 tháng = … năm
- 2 ngày 6 giờ = …. ngày
- 13 980 giây = …. giờ …. phút
- 3 tuần 2 ngày = …. ngày
- 205 năm = …. thế kỷ
- ⅖ giờ = …. phút
- 54 tháng = …. năm
- 40 năm = …. thế kỷ
- ⅗ thế kỷ 23 năm = …. năm
Lời giải:
- 1,2 giờ = 72 phút
- 32 tháng = 8/3 năm
- 2 ngày 6 giờ = 2,25 ngày
- 13 980 giây = 3 giờ 53 phút
- 3 tuần 2 ngày = 23 ngày
- 205 năm = 2,05 thế kỷ
- ⅖ giờ = 24 phút
- 54 tháng = 4,5 năm
- 40 năm = 0,4 thế kỷ
- ⅗ thế kỷ 23 năm = 83 năm
Bài tập 2
Hãy so sánh các đơn vị đo thời gian và điền dấu > < = vào chỗ chấm sao cho thích hợp:
- 1 năm nhuận …. 53 năm
- 1,5 giờ …. 90 phút
- 7/10 thế kỷ ….. 65 năm
- ⅔ năm ….. 10 tháng
Lời giải:
- 1 năm nhuận < 53 tuần
- 1,5 giờ = 90 phút
- 7/10 thế kỷ > 65 năm
- ⅔ năm < 10 tháng
Bài tập 3
Cho quãng đường từ điểm A đến điểm B dài 306m, một vận động viên chạy hết 4 phút 15 giây. Vậy hỏi mỗi phút người đó chạy được quãng đường bao nhiêu mét?
Lời giải:
Ta đổi: 4 phút 15 giây = 4,25 phút
Mỗi phút vận động viên đó sẽ chạy được số mét là:
306 : 4,25 = 72 (mét)
Đáp số: 72 mét
Bài tập 4
Hãy tính và điền dấu hoặc kết quả thích hợp vào các chỗ chấm sau:
- 3,5 năm …. 35 tháng
- Bạn Bình đi từ nhà đến trường hết khoảng thời gian là 0,45 giờ. Vậy bạn Bình đi từ nhà đến trường hết …. phút.
Lời giải:
-
3,5 năm …. 35 tháng
Ta có: 1 năm = 12 tháng nên 3,5 năm = 12 tháng x 3,5 = 42 tháng
Vì 42 tháng > 35 tháng do đó 3,5 năm > 35 tháng
-
Số phút bạn Bình đi từ nhà đến trường đó là:
60 x 0,45 = 27 (phút)
Đáp số: 27 phút
Bài tập 5
Một chiếc xe ô tô được phát minh vào năm 1886 còn một chiếc máy bay được phát minh sau chiếc ô tô đó 17 năm. Vậy chiếc máy bay đó phát minh vào thế kỷ thứ mấy?
Lời giải:
Năm phát minh ra chiếc máy bay đó là:
1886 + 17 = 1903
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỷ hai mươi (XX) nên năm 1903 sẽ thuộc thế kỷ XX.
Kết luận chiếc máy bay được phát minh vào thế kỷ thứ XX.
Bài tập 6
Một quãng đường AB có độ dài là 3000m, vận động viên A chạy hết 12,6 phút, vận động viên B chạy hết 754 giây và vận động C chạy hết 0,2 giờ. Vậy trong 3 người ai chạy nhanh nhất?
Lời giải:
Ta đổi: 12,6 phút = 60 giây x 12,6 = 756 giây
0,2 giờ = 60 phút x 0,2 = 12 phút = 60 giây x 12 = 720 giây
Tiến hành so sánh ta thấy rằng:
720 giây < 754 giây < 756 giây hay 0,2 giờ < 754 giây < 12,6 phút
Vậy kết luận, vận động viên C chạy nhanh nhất.
Bài tập 7
Cho ngày 28 tháng 3 năm 2017 trúng vào ngày thứ 3. Hỏi ngày 28 tháng 3 năm 2019 trúng vào ngày thứ mấy?
Lời giải:
Số ngày tính từ ngày 28 tháng 3 năm 2017 cho đến ngày 28 tháng 3 năm 2019 là:
365 x 2 = 730 (ngày)
Ta có: 730 : 7 = 104 dư 2
Bởi vì ngày 28 tháng 3 năm 2017 là ngày thứ 3 nên ngày 28 tháng 3 năm 2019 sẽ là ngày thứ năm.
Bài tập tự luyện về bảng đơn vị đo thời gian lớp 5
Bài 1: Đổi các đơn vị đo thời gian và viết số thích hợp vào chỗ chấm:
-
7 giờ = … phút = … giây
3 năm 2 tháng = …. tháng
6 phút = … giờ
330 phút = …. giờ
-
45 phút = …. giờ
360 phút = …. giờ
72 giây = …. phút
180 giây = ….. phút
Bài 2: Hãy tính xem từ năm 2001 cho đến năm 2018 có tất cả là bao nhiêu ngày?
Bài 3: Ông Tư tròn 70 tuổi vào đúng năm 2019, vậy ông Tư sinh vào thế kỷ thứ bao nhiêu?
Bài 4: Tháng Hai của một năm nào đó có tới 5 ngày chủ nhật, vậy tháng Hai đó sẽ có bao nhiêu ngày?
Bài 5: Bạn An bắt đầu làm bài tập về nhà lúc 19 giờ 30 phút và hoàn thành xong bài tập vào lúc 21 giờ 15 phút. Hỏi thời gian bạn An làm bài tập về nhà là bao nhiêu lâu?
Qua các kiến thức và bài tập liên quan đến bảng đơn vị đo thời gian thuộc chương trình Toán lớp 5 ở trên chắc hẳn đã giúp các em hiểu rõ và nắm vững nội dung này. Các em đừng quên thực hành giải các bài tập tự luyện để nâng cao kỹ năng. Trong chuyên mục Toán lớp 5 còn có rất nhiều bài học hay và hữu ích, hãy theo dõi kênh thường xuyên để cập nhật nhé!