Quãng đường toán 5, công thức và cách giải bài tập chi tiết

Để tính quãng đường toán 5 ta lấy vận tốc nhân với thời gian. Tìm hiểu ngay 3 dạng toán thường gặp cùng phương pháp giải chi tiết và thực hành cùng các bài tập sau đây!

Một nội dung các em sẽ được học trong chương trình Toán lớp 5 tiếp theo đó là về quãng đường. Bài viết này hãy cùng thayphu ôn tập kiến thức, cách tính quãng đường đi được của một chuyển động và giải các bài tập quãng đường toán 5 chọn lọc từ cơ bản đến nâng cao.

Cách tính quãng đường toán 5

quang duong toan 5 1 jpg

Tìm hiểu kiến thức, công thức tính quãng đường

Muốn tính quãng đường chúng ta lấy vận tốc đem nhân với thời gian.

Ta có công thức: s = v x t

Trong đó s là quãng đường, t là vận tốc và t là thời gian.

Chú ý:

  1. Đơn vị của quãng đường sẽ tương ứng với đơn vị của vận tốc và thời gian. Cụ thể nếu vận tốc có đơn vị đo là km/giờ, thời gian có đơn vị là giờ thì quãng đường sẽ có đơn vị là km.
  2. Đơn vị của vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện phép tính nhân để tìm quãng đường. Cụ thể nếu vận tốc có đơn vị là km/giờ, thời gian có đơn vị là phút thì chúng ta cần đổi thời gian từ sang đơn vị giờ rồi mới áp dụng quy tắc tính quãng đường.

Ví dụ minh họa 1: Một người đi xe đạp trong vòng 3 giờ với vận tốc là 15km/giờ. Hãy tính quãng đường đi được của người đó là bao nhiêu?

Lời giải:

Quãng đường mà người đi xe đạp đi được đó là:

15 x 3 = 45 (km)

Đáp số: 45km

Ví dụ minh họa 2: Một chiếc cano đi với vận tốc là 16km/giờ. Hãy tính quãng đường cano đi được trong thời gian 2 giờ 15 phút.

Lời giải:

Ta đổi: 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ

Quãng đường mà chiếc cano đó đi được là:

16 x 2,25 = 36 (km)

Đáp số: 36km

Một số dạng bài tập về quãng đường toán 5

  • Dạng 1 - Tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian

Phương pháp giải: Để tính quãng đường chúng ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

Lưu ý rằng các đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau. Nếu chưa tương ứng thì cần đổi về tương ứng rồi mới áp dụng quy tắc tính này.

  • Dạng 2 - Tính quãng đường biết vận tốc, thời gian xuất phát, thời gian đến, thời gian nghỉ

Phương pháp giải: Đầu tiên tìm thời gian đi = Thời gian đến - Thời gian khởi hành - Thời gian nghỉ nếu có. Sau đó tính quãng đường chúng ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

  • Dạng 3 - So sánh quãng đường biết vận tốc và thời gian

Phương pháp giải: Chúng ta áp dụng quy tắc để tính quãng đường đi được của từng vật rồi mới so sánh kết quả với nhau.

Giải bài tập SGK về quãng đường toán 5

quang duong toan 5 2 jpgThực hành giải các bài tập liên quan

Sau khi tìm hiểu về lý thuyết, phương pháp giải các dạng toán về quãng đường trong chương trình toán lớp 5, chúng ta cùng thực hành với các bài tập sau:

Bài tập 1

Có một chiếc ô tô đi với vận tốc là 54km/giờ. Hãy tính quãng đường chiếc xe đi được trong vòng 1 giờ 45 phút?

Lời giải:

Ta đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ

Quãng đường mà chiếc xe ô tô đó đi được là:

54 x 1,75 = 94,5 (km)

Đáp số: 94,5 km

Bài tập 2

Vận tốc của một máy bay là 800km/giờ. Hãy tính quãng đường máy bay đã bay được trong vòng 2 giờ 15 phút.

Lời giải:

Ta đổi 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ

Quãng đường máy bay đã bay được đó là:

800 x 2,25 = 1800 (km)

Đáp số: 1800km

Bài tập 3

Một chiếc xe tải đi từ điểm A đến điểm B với vận tốc là 52 km/giờ. Xe khởi hành lúc 8 giờ và đến điểm B lúc 10 giờ 30 phút. Hãy tính độ dài quãng đường AB (biết dọc đường xe có nghỉ 15 phút)

Lời giải:

Nếu không tính thời gian nghỉ thì thời gian xe tải đi từ A đến B là:

10 giờ 30 phút - 8 giờ - 15 phút = 2 giờ 15 phút

Ta đổi 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ

Độ dài của quãng đường từ A đến B đó là:

52 x 2,25 = 117 (km)

Đáp số: 117km

Bài tập 4

Chiếc xe ô tô khởi hành lúc 6h30 phút với vận tốc là 42km/giờ, đến 17h thì xe đi tới địa điểm trả hàng. Hãy tính quãng đường xe đã đi được, biết rằng tài xế đã nghỉ ăn trưa 45 phút.

Lời giải:

Ta đổi: 45 phút = 0,75 giờ

Thời gian chiếc xe đã đi tính cả thời gian nghỉ sẽ là:

17 giờ - 6 giờ 30 phút = 10 giờ 30 phút = 10,5 (giờ)

Thời gian chiếc xe đã đi không tính thời gian nghỉ đó là:

10,5 giờ - 0,75 giờ = 9,75 (giờ)

Quãng đường chiếc xe đi được đó là:

42 x 9,75 = 409,5 (km)

Đáp số: 409,5km

Bài tập 5

Một con ong bay với vận tốc là 8,4km/giờ và một con ngựa chạy với vận tốc là 5m/giây. Hỏi trong vòng 1 phút thì con nào di chuyển được quãng đường dài hơn? Và cụ thể dài hơn bao nhiêu mét?

Lời giải:

Con ong bay với vận tốc 8km/giờ nghĩa là trong 1 giờ (60 phút) nó bay được 8,4km (8400m)

Quãng đường con ong bay được trong vòng 1 phút là:

8400 : 60 = 140 (m)

Con ngựa chạy với vận tốc 5m/giây nghĩa là trong 1 giây nó chạy được 5m.

Quãng đường con ngựa chạy được trong vòng 1 phút sẽ là:

5 x 60 = 300 (m)

Ta thấy 300m > 140m nên quãng đường con ngựa chạy được trong vòng 1 phút lớn hơn quãng đường con ong bay được.

Con ngựa chạy hơn con ong một quãng đường là:

300 - 140 = 160 (m)

Đáp số: 160m

Bài tập tự luyện

Bài 1: Một xe ô tô đi trong 3 giờ với vận tốc là 46,5km/giờ. Hãy tính quãng đường xe ô tô đi được là bao nhiêu?

Bài 2: Một người đi xe máy với vận tốc là 36km/giờ trong vòng 1 giờ 45 phút. Hãy tính quãng đường mà người đó đã đi được?

Bài 3: Từ 7h sáng, người thứ nhất đi từ điểm A đến điểm B với vận tốc là 20km/giờ. Cùng lúc đó tại điểm B người thứ 2 cũng khởi hành và đi cùng chiều với người thứ nhất với vận tốc là 12 km/giờ. Hỏi 2 người gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu km, biết khoảng cách A đến B là 6km?

Bài 4: Cho quãng đường dài 255 km, 2 ô tô đi từ 2 đầu, khởi hành cùng lúc và ngược chiều nhau với vận tốc lần lượt là 60km/giờ và 42km/giờ. Hỏi khi ô tô này về đích thì chiếc còn lại cách bao nhiêu km?

Bài 5: Chiếc cano đi xuôi dòng với vận tốc là 24km/giờ và dòng chảy có vận tốc là 50m/phút. Cano xuất phát lúc 6h10 phút và cập bến trả hàng mất 1h và đến 11h 25 phút quay về. Hỏi quãng đường từ bến lấy hàng đến bến trả hàng dài bao nhiêu km?

Trên đây là tổng hợp các dạng toán, phương pháp giải cùng các bài tập chọn lọc về quãng đường toán 5. Chúc các em có những phút giây ôn tập hiệu quả và đạt thành tích cao trong kỳ thi sắp tới. Đừng quên truy cập chuyên mục toán 5 để xem thêm nhiều nội dung hữu ích nhé!

Cùng chuyên mục:

Cách tính tỉ số phần trăm và tổng hợp các dạng bài tập

Cách tính tỉ số phần trăm và tổng hợp các dạng bài tập

Công thức tính tỉ số phần trăm chi tiết và dễ hiểu. Khái niệm, ý…

Phân số thập phân là gì? Ứng dụng và các dạng bài tập cụ thể

Phân số thập phân là gì? Ứng dụng và các dạng bài tập cụ thể

Làm thế nào để biểu diễn một phân số thập phân? Định nghĩa, ứng dụng…

Hecta là gì? Cách đổi đơn vị ha (Héc-ta) qua m2 chuẩn nhất

Hecta là gì? Cách đổi đơn vị ha (Héc-ta) qua m2 chuẩn nhất

Hec-ta là một đơn vị đo diện tích và được viết tắt là ha và…

Số thập phân là gì? Cách đọc và viết hệ thập phân

Số thập phân là gì? Cách đọc và viết hệ thập phân

Số thập phân là một loại số được biểu diễn bằng một chuỗi các chữ…

So sánh hai số thập phân, mẹo ghi nhớ và bài tập áp dụng

So sánh hai số thập phân, mẹo ghi nhớ và bài tập áp dụng

So sánh hai số thập phân là là xác định xem số nào lớn hơn,…

Hỗn số là gì? Cách chuyển đổi và các phép tính cơ bản

Hỗn số là gì? Cách chuyển đổi và các phép tính cơ bản

Như thế nào là hỗn số? Làm thế nào để biểu diễn một giá trị…

Diện tích hình tam giác toán 5, công thức và giải bài tập SGK hay nhất

Diện tích hình tam giác toán 5, công thức và giải bài tập SGK hay nhất

Nắm vững công thức tính diện tích hình tam giác toán 5 các em có…

So sánh hỗn số, phương pháp và quy tắc khi so sánh

So sánh hỗn số, phương pháp và quy tắc khi so sánh

Làm thế nào để so sánh hai hỗn số? Các phương pháp để so sánh…

MỚI CẬP NHẬT
Top