Nhân số đo thời gian với một số và cách giải bài tập chi tiết
Nhân số đo thời gian với một số, lời giải các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ được trình bày một cách chi tiết và dễ hiểu giúp các em nắm vững nội dung.
Làm thế nào để nhân số đo thời gian với một số? Cách giải các bài tập dạng này ra sao? Đây là một nội dung hết sức cơ bản mà các em sẽ được làm quen và tiếp xúc trong chương trình Toán lớp 5. Đến với bài học hôm nay thayphu sẽ tổng hợp đầy đủ kiến thức và lời giải các bài tập hay nhất cho các em cùng tham khảo!
Lý thuyết nhân số đo thời gian với một số
Để thực hiện phép nhân một số đo thời gian với một số chúng ta tiến hành theo thứ tự các bước như sau:
- Bước 1: Viết số đo thời gian theo từng nhóm đơn vị
- Bước 2: Nhân từng nhóm đơn vị ở thừa số với số nhân
- Bước 3: Nếu có 1 nhóm nào đó vượt quá đơn vị của mình thì ta tiến hành chuyển đổi và ghi kết quả sau khi chuyển đổi.
Ví dụ minh họa:
-
2 giờ 15 phút x 5 = 10 giờ 75 phút
Ta đổi 10 giờ 75 phút = 11 giờ 15 phút
Như vậy 2 giờ 15 phút x 5 = 11 giờ 15 phút
-
4 ngày 5 giờ x 6 = 24 ngày 30 giờ
Ta đổi 24 ngày 30 giờ = 25 ngày 6 giờ
Như vậy 4 ngày 5 giờ x 6 = 25 ngày 6 giờ
-
4,7 giây x 5 = 23,5 giây
Giải bài tập nhân số đo thời gian Toán lớp 5
Sau khi tìm hiểu cách thực hiện, chúng ta cùng thực hành giải các bài toán cụ thể sau đây nhé!
Bài tập 1
Thực hiện các phép tính sau:
- 30 phút + 2 giờ 15 phút x 3
- (3 phút 25 giây + 5 phút 45 giây) x 3
Lời giải:
-
30 phút + 2 giờ 15 phút x 3
= 30 phút + 6 giờ 45 phút = 6 giờ 75 phút
= 7 giờ 15 phút
-
(3 phút 25 giây + 5 phút 45 giây) x 3
= 8 phút 70 giây x 3
= 9 phút 10 giây x 3 (vì 70 giây = 1 phút 10 giây)
= 27 phút 30 giây
Bài tập 2
Hãy điền dấu > < = sao cho thích hợp vào chỗ chấm sau:
13 ngày 8 giờ x 3 …. 9 ngày 7 giờ x 4
Lời giải:
Thực hiện phép tính ta có:
13 ngày 8 giờ x 3 = 39 ngày 24 giờ = 40 ngày (vì 24 giờ = 1 ngày)
9 ngày 7 giờ x 4 = 36 ngày 28 giờ = 37 ngày 4 giờ (bởi vì 28 giờ = 1 ngày 4 giờ)
Trong khi đó 40 ngày > 37 ngày 4 giờ
Vậy nên 13 ngày 8 giờ x 3 > 9 ngày 7 giờ x 4
Bài tập 3
Cho 1 vòi nước chảy vào bể từ lúc 8 giờ 15 phút cho đến 9 giờ 24 phút thì ta được 3,5m3 nước. Vậy mất bao lâu để bể chảy đầy nước biết thể tích của bể bằng 14m3?
Lời giải:
Thời gian để vòi nước chảy vào bể để được 3,5m3 đó là:
9 giờ 24 phút - 8 giờ 15 phút = 1 giờ 9 phút
14m3 gấp 3,5m3 số lần đó là:
14 : 3,5 = 4 (lần)
Số thời gian để chảy đầy bể nước đó là:
1 giờ 9 phút x 4 = 4 giờ 36 phút
Đáp số: 4 giờ 36 phút
Bài tập 4
Để thực hiện may 1 cái áo người thợ may mất hết 1 giờ 45 phút và may 1 cái quần thì mất hết 1 giờ 20 phút. Vậy nếu người thợ may 4 cái áo và 5 cái quần thì hết tất cả bao nhiêu thời gian? Biết rằng thời gian may 1 cái áo và 1 cái quần vẫn không thay đổi.
Lời giải:
Thời gian người thợ dùng để may 4 cái áo đó là:
1 giờ 45 phút x 4 = 4 giờ 180 phút = 7 giờ
Thời gian người thợ dùng để may 5 cái quần đó là:
1 giờ 20 phút x 5 = 5 giờ 100 phút = 6 giờ 40 phút
Tổng số thời gian người thợ may 4 cái áo và 5 cái quần là:
7 giờ + 6 giờ 40 phút = 13 giờ 40 phút
Đáp số: 13 giờ 40 phút
Bài tập 5
Một tổ công nhân vận chuyển gạo vào trong 3 kho, biết thời gian chuyển gạo vào kho thứ nhất là 1 giờ 24 phút. Thời gian chuyển gạo vào kho thứ 2 gấp 3 lần thời gian chuyển vào kho thứ nhất và thời gian chuyển vào kho thứ 3 gấp 2 lần thời gian chuyển vào kho thứ 2. Hãy tính thời gian chuyển gạo vào cả 3 kho là bao nhiêu?
Lời giải:
Số thời gian để chuyển gạo vào kho thứ 2 đó là:
1 giờ 24 phút x 3 = 3 giờ 72 phút = 4 giờ 12 phút
Số thời gian để chuyển gạo vào kho thứ 3 đó là:
4 giờ 12 phút x 2 = 8 giờ 24 phút
Vậy tổng thời gian để chuyển gạo vào trong 3 kho sẽ là:
1 giờ 24 phút + 4 giờ 12 phút + 8 giờ 24 phút = 13 giờ 60 phút = 14 giờ
Đáp số: 14 giờ
Bài tập 6
Có 1 người đạp xe 3 vòng trong thành phố, khi đạp mỗi vòng người đó nghỉ lại 20 phút rồi mới đạp vòng tiếp theo. Thời gian đạp vòng đầu là từ lúc 5 giờ 25 phút cho đến 7 giờ 10 phút. Vậy nếu như không tính thời gian nghỉ thì người đó sẽ đạp xong 3 vòng thành phố vào lúc mấy giờ?
Lời giải:
Số thời gian để đi hết 1 vòng trong thành phố cả thời gian nghỉ sẽ là:
7 giờ 10 phút - 5 giờ 25 phút = 1 giờ 45 phút
Số thời gian để đi hết 1 vòng trong thành phố không tính thời gian nghỉ là:
1 giờ 45 phút - 20 phút = 1 giờ 25 phút
Số thời gian để đi hết 3 vòng trong thành phố không tính thời gian nghỉ sẽ là:
1 giờ 25 phút x 3 = 3 giờ 75 phút = 4 giờ 15 phút
Vậy người đó đạp xong 3 vòng trong thành phố vào lúc:
5 giờ 25 phút + 4 giờ 15 phút = 9 giờ 40 phút
Đáp số: 9 giờ 40 phút
Bài tập tự luyện về nhân số đo thời gian Toán lớp 5
Bài 1: Hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm sau:
- 3 phút 12 giây x 4 = … giây
- 2,5 ngày x 7 = …. ngày
- 4 tuần 5 ngày x 3 = …. ngày
- 1 năm 3 tháng x 2 = …. tháng
Bài 2: Hãy điền dấu > < = sao cho phù hợp vào các câu sau:
- 1 ngày 9 giờ x 4 …. 4 ngày 15 giờ + 2 ngày 9 giờ
- 2 giờ 12 phút x 2 …. 5 giờ - 30 phút
- 1 giờ 5 phút x 2 + 45 phút ….. 175 phút
- 1 tuần 4 ngày x 5 - 2 tuần …… 20 ngày
Bài 3: Hãy thực hiện các phép tính sau đây:
- 2 năm 5 tháng x 3 + 13 tháng =
- 4 năm 3 tháng x 5 - 5 năm =
- 2 tháng 12 ngày + 1 tháng 5 ngày x 2 =
- 3 phút 23 giây x 2 - 5 phút =
Bài 4: Bạn An gấp được 1 con hạc giấy trong vòng 1 phút 45 giây. Vậy nếu gấp 6 con hạc giấy thì bạn An sẽ mất bao nhiêu thời gian?
Bài 5: Một chiếc xe ô tô chạy trên quãng đường A đến B hết 2 giờ 12 phút. Nếu chạy quãng đường gấp 3 lần quãng đường từ A đến B thì chiếc xe đó mất bao nhiêu thời gian?
Qua bài học này các em đã hiểu về cách nhân số đo thời gian cũng như cách giải các bài tập chi tiết rồi đúng không? Để thành thạo và nâng cao kiến thức hãy thực hành làm thêm các bài tập tự luyện nữa nhé! Đừng quên theo dõi chuyên mục Toán 5 để cập nhật những bài học bổ ích!