Thứ tự phép tính biểu thức không chứa dấu ngoặc bài bài tập

Để thực hiện phép tính biểu thức không chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính từ trái sang phải và nhân chia trước, cộng trừ sau.

Trong chương trình toán ở bậc trung học cơ sở, đặc biệt là Toán đại số lớp 6 thì thứ tự thực hiện phép tính của một biểu thức không chứa dấu ngoặc là dạng kiến thức cơ bản và nền tảng. Khi chúng ta giải một biểu thức toán học, việc áp dụng đúng thứ tự các phép tính rất quan trọng để đảm bảo ta có thể tính ra kết quả chính xác. Thứ tự phép tính thông thường trong biểu thức không chứa dấu ngoặc là nhân chia trước, cộng và trừ.

Trong bài viết này, hãy cùng thayphu tìm hiểu cụ thể về quy tắc thực hiện, các dạng toán thường gặp và bài tập vận dụng của phép tính biểu thức không chứa dấu ngoặc nhé.

Biểu thức là gì?

Biểu thức là một cách biểu diễn phép tính hoặc mối quan hệ giữa các biến và các phép toán. Nó thường bao gồm các toán tử ( +, -, ×, ÷) và các giá trị (số, biến, hằng số) được kết hợp lại theo các quy tắc cụ thể để tạo thành một công thức hoặc một phép tính.

Hay nói một cách đơn giản, biểu thức là các số được nối với nhau bằng dấu các phép tính (như cộng +, trừ -, nhân ×, chia ÷, lũy thừa).

Một số cũng được coi là một biểu thức đơn giản.

Ví dụ đơn giản về biểu thức: 2x + 3.

Quy tắc thực hiện phép tính của biểu thức không chứa dấu ngoặc

thu tu phep tinh bieu thuc khong chua dau ngoac 1 jpg

Trong biểu thức không chứa dấu ngoặc, chúng ta áp dụng các quy tắc sau:

  • Nếu biểu thức chỉ có các phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính từ trái sang phải, nhân chia trước, cộng trừ sau.
  • Nếu biểu thức có cả cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cộng trừ.

Lũy thừa ⇒ nhân và chia ⇒ cộng và trừ.

Ví dụ: Tính biểu thức sau:

4 + 6 × 2 - 8 ÷ 4

= 4 + 12 - 8 ÷ 4

= 4 + 12 - 2

= 16 - 2

= 14

Các dạng toán về phép tính biểu thức không chứa dấu ngoặc thường gặp

Dạng 1: Giải các biểu thức theo thứ tự

Phương pháp: Áp dụng quy tắc thứ tự phép tính của biểu thức không chứa dấu ngoặc.

Ví dụ: Thực hiện các phép tính sau:

  1. 5.2² - 18 : 3

  2. 2³.17 - 2³.14

  3. 2³ - 5³ : 5² + 12.2²

Lời giải:

  1. 6.2² - 27 : 3

= 6.4 - 27 : 3

= 24 - 9

= 15

  1. 3³.18 - 2³.14

= 27.17 - 8.14

= 459 - 112

= 347

  1. 2³ - 5³ : 5² + 12.2²

= 8 - 125 : 25 + 12.4

= 8 - 5 + 48

=51

Dạng 2: Tìm ẩn x trong biểu thức

Phương pháp: Để tìm một giá trị của ẩn x chưa biết trong biểu thức, ta cần xác định xem ẩn x đó nằm ở vị trí nào (số trừ, số bị trừ, hiệu, số chia, …). Từ đó, ta xác định được cách biến đổi và tính toán.

Ví dụ: Tìm x, biết:

540 + 345 - x = 740

⇔ 345 - x = 740 - 540

⇔ 345 - x = 200

⇔ x = 345 - 200

⇔ x = 145

Dạng 3: Toán thực tế

Phương pháp: Đọc kỹ đề bài để nắm rõ ý chính và yêu cầu đề bài, từ đó ta áp dụng quy tắc cơ bản để giải.

Ví dụ: Mẹ cho Lan 30.000 đồng để tiêu vặt. Lan mua 5 gói kẹo giá 5000 đồng 1 gói và 3 cây kẹo mút giá 1000 đồng một cây. Hỏi số tiền còn lại của Lan là bao nhiêu?

Lời giải:

Dựa vào đề bài đã cho, ta có biểu thức như sau:

30.000 - 5.5000 + 3.1000

= 30.000 - 25.000 + 3000

= 2000

Vậy sau khi tiêu vặt, số tiền còn lại của Lan là 2000 đồng.

Bài tập trắc nghiệm về phép tính biểu thức không chứa dấu ngoặc

Bài tập 1: Đối với biểu thức không có dấu ngoặc và chỉ có các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa thì thứ tự thực hiện phép tính đúng là:

  1. Lũy thừa ⇒ Nhân và chia ⇒ Cộng và trừ.
  2. Nhân và chia ⇒ Lũy thừa ⇒ Cộng và trừ.
  3. Cộng và trừ ⇒ Nhân và chia ⇒ Lũy thừa.
  4. Lũy thừa ⇒ Cộng và trừ ⇒ Nhân và chia.

Đáp án: A

Bài tập 2: Cho biểu thức A = x² + 2xy + y². Hãy tính giá trị biểu thức A khi x = 3, y = 1.

  1. 13
  2. 16
  3. 15
  4. 12

Đáp án: B

Bài tập 3: Trong 6 tháng đầu năm, một cửa hàng điện tử bán được 954 chiếc máy ảnh. Trong 6 tháng cuối năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được 125 chiếc máy ảnh. Vậy trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được số điện thoại là:

  1. 145 chiếc
  2. 147 chiếc
  3. 142 chiếc
  4. 141 chiếc

Đáp án: C

Bài tập 4: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Hãy tính giá trị của biểu thức 3^4 - 3^3, em sẽ tìm được câu trả lời.

  1. 54
  2. 64
  3. 63
  4. 45

Đáp án: A

Qua bài viết này, thayphu.net đã giới thiệu đến các bạn về thứ tự phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc. Có thể thấy rằng, công thức quan trọng chúng ta cần ghi nhớ đó là “Nhân chia trước, cộng trừ sau”. Việc chúng ta áp dụng đúng thứ tự này rất quan trọng để có thể tính được kết quả chính xác. Vì vậy, các bạn hãy ôn tập và giải các bài tập thật nhiều để có thể áp dụng đúng thứ tự phép tính và tránh sai sót trong lúc làm bài nhé.

Cùng chuyên mục:

Dấu hiệu chia hết cho 15: định nghĩa, tính chất và ví dụ

Dấu hiệu chia hết cho 15: định nghĩa, tính chất và ví dụ

Dấu hiệu chia hết cho 15 là kết quả của một phép chia số đó…

Dấu hiệu chia hết cho 16, định nghĩa và bài tập vận dụng

Dấu hiệu chia hết cho 16, định nghĩa và bài tập vận dụng

Dấu hiệu chia hết cho 16 là khi một số nguyên n chia hết cho…

Dấu hiệu chia hết cho 17, cách nhận biết và bài tập áp dụng

Dấu hiệu chia hết cho 17, cách nhận biết và bài tập áp dụng

Dấu hiệu chia hết cho 17 là một số nguyên dương n chia hết cho…

Dấu hiệu chia hết cho 18, định nghĩa và bài tập áp dụng

Dấu hiệu chia hết cho 18, định nghĩa và bài tập áp dụng

Dấu hiệu chia hết cho 18 có nghĩa là số đó được chia hết cho…

Dấu hiệu chia hết cho 19, cách nhận biết và bài tập

Dấu hiệu chia hết cho 19, cách nhận biết và bài tập

Dấu hiệu chia hết cho 19 là khi chia một số cho 19, nếu kết…

Dấu hiệu chia hết cho 21, cách nhận biết và bài tập áp dụng

Dấu hiệu chia hết cho 21, cách nhận biết và bài tập áp dụng

Dấu hiệu chia hết cho 21 nếu một số N được cho là chia hết…

Dấu hiệu chia hết cho 22, định nghĩa và bài tập áp dụng

Dấu hiệu chia hết cho 22, định nghĩa và bài tập áp dụng

Dấu hiệu chia hết cho 22 nghĩa là một số nguyên chia hết cho 22…

Dấu hiệu chia hết cho 23, định nghĩa và bài tập áp dụng

Dấu hiệu chia hết cho 23, định nghĩa và bài tập áp dụng

Dấu hiệu chia hết cho số 23 được hiểu là một số nguyên dương N…

MỚI CẬP NHẬT
Top