Phép chia có dư Toán lớp 3: Kiến thức và bài tập vận dụng

Phép chia có dư có gì khác với phép chia hết? Phép chia có dư chính là phép chia có số dư luôn nhỏ hơn số chia và lớn hơn 0. Cùng tìm hiểu bí quyết giải các bài tập chi tiết.

Trong chương trình Toán lớp 3, các em sẽ được làm quen với nội dung là phép chia có dư. Bài học hôm nay thayphu sẽ giúp các em ôn tập lại kiến thức cơ bản và làm tốt các dạng bài tập có liên quan. Hãy cùng theo ngay nhé!

Nhận biết phép chia có dư

phep chia co du 1 jpg

Tìm hiểu kiến thức cơ bản

Phép chia có dư là phép chia có số dư lớn hơn 0 và nhỏ hơn số chia.

Ví dụ minh họa: 19 : 6 là phép chia có dư nếu có số dư lớn hơn 0 và nhỏ hơn 6.

Ta đặt phép tính:

phep chia co du 2 jpg

Kết luận rằng 19 : 6 là phép chia có dư và có thương là 3, số dư là 1.

Chú ý:

  • Phép chia có dư là phép chia có số dư khác 0 và số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
  • Trong phép chia có số chia là a (với a > 1) thì số dư lớn nhất là a - 1. Số dư nhỏ nhất trong phép chia có dư là 1.
  • Số bị chia luôn lớn hơn số chia. Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư. Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia trừ cho số dư rồi chia cho thương.

Các dạng toán liên quan đến phép chia có dư Toán lớp 3

phep chia co du 3 jpg

Phương pháp giải toán chi tiết, chính xác

Cùng tìm hiểu bí quyết giải các dạng toán cụ thể như sau:

Dạng 1 - Tìm số chia

Phương pháp giải: Đầu tiên chúng ta xác định số bị chia và số dư (theo đề bài đã cho). Tiếp đó tìm số chia bằng cách lấy số bị chia trừ cho số dư rồi chia cho thương. Cuối cùng thực hiện phép tính, kiểm tra kết quả và kết luận.

Ví dụ minh họa: Hãy tìm giá trị của y trong các phép tính sau:

  1. 34 : y = 8 (dư 2)
  2. 55 : y = 7 (dư 6)
  3. 153 : y = 6 ( 3)
  4. 457 : y = 76 (dư 1)

Lời giải:

  1. 34 : y = 8 ( 2)

Ta có: y = (34 - 2) : 8 = 4

  1. 55 : y = 7 ( 6)

Ta có: y = (55 - 6) : 7 = 7

  1. 153 : y = 6 (dư 3)

Ta có: y = (153 - 3) : 6 = 25

  1. 457 : y = 76 (dư 1)

Ta có: y = (457 - 1) : 76 = 6

Dạng 2 - Tìm số bị chia

Phương pháp giải: Đầu tiên là xác định số chia và số dư (theo đề bài đã cho). Tiếp đó tìm số bị chia bằng cách lấy số chia nhân với thương rồi cộng với số dư. Cuối cùng thực hiện phép tính, kiểm tra kết quả và kết luận.

Ví dụ minh họa: Hãy tìm giá trị của y trong các phép tính bên dưới:

  1. y : 5 = 7 (dư 2)
  2. y : 9 = 7 (dư 6)
  3. y : 15 = 9 ( 4)
  4. y : 24 = 8 (dư 5)

Lời giải:

  1. y : 5 = 7 (dư 2)

Ta có: y = (7 x 5) + 2 = 37

  1. y : 9 = 7 (dư 6)

Ta có: y = (9 x 7) + 6 = 69

  1. y : 15 = 9 (dư 4)

Ta có: (15 x 9) + 4 = 139

  1. y : 24 = 8 (dư 5)

Ta có: y = (24 x 8) + 5 = 197

Giải bài tập về phép chia có dư Toán 3

Sau khi ghi nhớ kiến thức trọng tâm, nắm được phương pháp giải các dạng toán chúng ta cùng thực hành với các bài tập cụ thể sau đây:

Bài tập 1

Thực hiện các phép chia:

  1. 64 : 7
  2. 234 : 17
  3. 175 : 12
  4. 98 : 15

Lời giải:

Thực hiện phép chia ta sẽ được kết quả là:

  1. 64 : 7 = 9 (dư 1)
  2. 234 : 17 = 13 (dư 13)
  3. 175 : 12 = 14 (dư 7)
  4. 98 : 15 = 6 (dư 8)

Bài tập 2

Hãy tìm giá trị của y trong phép chia, có số bị chia là số lớn nhất có 2 chữ số, thương bằng 6 và số dư kém thương 3 đơn vị.

Lời giải:

Nếu số bị chia là số lớn nhất có 2 chữ số thì số bị chia là 99.

Theo đề ra ta có thương là 6

Số dư kém thương 3 đơn vị nên số dư bằng 6 - 3 = 3

Vậy số chia sẽ là: (99 - 3) : 6 = 16.

Bài tập 3

Cho 1 số biết rằng số đó chia cho 8 thì ta được thương là 42, số dư là 2. Nếu ta lấy số đó chia cho 7 thì sẽ có kết quả bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Theo đề bài ra ta có thương là 42, số chia là 8 và số dư là 2.

Số bị chia cần tìm đó là:

(8 x 42) + 2 = 338

Khi ta lấy 338 chia cho 7 sẽ được kết quả là:

338 : 7 = 46 dư 2.

Bài tập 4

Nếu như hôm nay là thứ 4 thì 97 ngày sau sẽ là thứ mấy?

Lời giải:

Số ngày đề bài đã cho là 97 nên ta có:

97 : 7 = 13 tuần và dư 6 ngày

Nếu hôm nay là thứ 4 thì chúng ta đếm thêm 6 lần bắt đầu từ thứ 5 sẽ biết được 97 ngày sau là thứ 3.

Bài tập 5

Một xe khách cỡ vừa chở được 30 hành khách, một xe bus cỡ nhỏ chở được 8 hành khách, 1 xe khách cỡ lớn chở được 52 hành khách. Hỏi cần bao nhiêu xe bus cỡ lớn để chở được cả hành khách của 8 xe bus cỡ nhỏ và 13 xe bus cỡ vừa đầy khách?

Lời giải:

Số khách nhiều nhất mà xe bus cỡ vừa chở được là:

13 x 30 = 390 (hành khách)

Số khách nhiều nhất mà xe bus cỡ nhỏ chở được là:

8 x 8 = 64 (hành khách)

Tổng số khách của 2 xe cỡ vừa và nhỏ là:

390 + 64 = 454 (hành khách)

Trong khi xe bus cỡ lớn chở nhiều nhất là 52 khách nên số xe cần để chở hết 454 khách là:

454 : 52 = 8 xe và dư 38 hành khách.

Như vậy để chở tất cả 454 hành khách cần có 8 xe 52 chỗ và cần thêm 1 xe để chở 38 hành khách còn lại.

Bài tập tự luyện về phép chia có dư Toán 3

Bài 1: Thực hiện các phép chia sau đây và cho biết những phép chia nào có cùng số dư?

  1. 37 : 2
  2. 45 : 6
  3. 73 : 8
  4. 453 : 9

Bài 2: Hãy tìm giá trị của y biết rằng:

  1. y : 8 = 234 (dư 7)
  2. 47 : y = 9 (dư 2)

Bài 3: Để may được 1 bộ quần áo cần dùng hết 3m vải. Nếu có 85m vải thì may được nhiều nhất là bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa bao nhiêu mét vải?

Bài 4: Trong cửa hàng hiện có 465 kg gạo tám thơm đóng vào các bao nhỏ, mỗi bao chứa 8kg. Hỏi cần ít nhất là bao nhiêu bao để chứa hết số gạo trên?

Bài 5: Ta chia 1 số cho 8 thì được thương là số lớn nhất có 2 chữ số và số dư là số dư lớn nhất. Hỏi chia số đó cho 7 thì sẽ được số dư là bao nhiêu?

Vừa rồi các em đã được ôn tập lại kiến thức, nắm phương pháp giải toán và thực hành cùng các bài tập cụ thể về phép chia có dư chương trình Toán lớp 3. Chúc các em học tốt và luôn hoàn thành chính xác mọi đề bài được giao. Để theo dõi thêm nhiều bài học mới hay nhất hãy truy cập ngay vào chuyên mục Toán lớp 3 nhé!

Cùng chuyên mục:

Cách tìm số bị trừ và các dạng bài tập vận dụng cực hay

Cách tìm số bị trừ và các dạng bài tập vận dụng cực hay

Số bị trừ là gì? Làm thế nào để tính số bị trừ? Kiến thức…

Bảng nhân 3: Tóm tắt lý thuyết và cách giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 3: Tóm tắt lý thuyết và cách giải bài tập hay nhất

Tóm tắt lý thuyết về bảng nhân 3 Toán lớp 3, cách giải các bài…

Bảng nhân 4: Kiến thức cần nhớ và bài tập vận dụng

Bảng nhân 4: Kiến thức cần nhớ và bài tập vận dụng

Kiến thức về bảng nhân 4 môn Toán lớp 3 và phương pháp giải bài…

Bảng nhân 5: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 5: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Nội dung chính và phương pháp giải các dạng toán thường gặp liên quan đến…

Bảng nhân 6 Toán lớp 3: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 6 Toán lớp 3: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Lý thuyết cần nhớ liên quan đến bảng nhân 6 Toán 3, phương pháp giải…

Bảng nhân 7: lý thuyết và phương pháp giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 7: lý thuyết và phương pháp giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 7 được tạo lập dựa trên phép cộng thêm nhiều lần số 7.…

Bảng nhân 8: Kiến thức cần ghi nhớ và giải bài tập áp dụng

Bảng nhân 8: Kiến thức cần ghi nhớ và giải bài tập áp dụng

Bảng nhân 8 được phát triển từ phép cộng, từ đó tính nhanh các phép…

Bảng nhân 9 Toán lớp 3: Lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 9 Toán lớp 3: Lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 9 được thành lập dựa trên phép cộng thêm nhiều lần số 9.…

MỚI CẬP NHẬT
Top