Ôn tập hình học và đo lường Toán lớp 3, giải bài tập cơ bản & nâng cao
Ôn tập hình học và đo lường Toán lớp 3, thực hành giải các bài tập cụ thể, nâng cao kiến thức cùng với bài tập tự luyện chọn lọc.
Để giúp các em ôn tập hình học và đo lường Toán lớp 3 hiệu quả, bài viết hôm nay thayphu sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin, giải các bài tập chi tiết. Hãy cùng theo dõi và ôn tập ngay nhé!
Ôn tập hình học và đo lường Toán 3
Cùng ôn tập hình học và đo lường lớp 3
Liên quan đến nội dung ôn tập hình học và đo lường trong chương trình Toán lớp 3 chúng ta cùng ôn lại các kiến thức như sau:
Hình vuông
- Chu vi: Để tính chu vi hình vuông chúng ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
- Diện tích: Để tính diện tích của hình vuông chúng ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
- Để tìm độ dài cạnh của hình vuông chúng ta lấy chu vi chia cho 4.
- Tăng giảm chu vi, diện tích của hình vuông: Khi cạnh hình vuông tăng hoặc giảm a lần thì chu vi của hình vuông tăng hoặc giảm a lần. Khi cạnh của hình vuông tăng hoặc giảm a lần thì diện tích cũng tăng hoặc giảm a x a lần.
Ví dụ minh họa: Cho hình vuông có chu vi bằng chu vi của hình chữ nhật có chiều dài là 5dm và chiều rộng bằng ⅕ chiều dài. Hỏi chu vi của hình vuông đó bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
5 : 5 = 1 (dm)
Chu vi của hình chữ nhật là:
(5 + 1) x 2 = 12 (dm)
Vì chu vi hình vuông đã cho bằng chu vi hình chữ nhật vậy nên chu vi của hình vuông sẽ là 12dm.
Đáp số: 12dm
Hình chữ nhật
- Chu vi: Để tính chu vi hình chữ nhật chúng ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân 2 (với điều kiện cùng đơn vị đo).
- Diện tích: Để tính diện tích hình chữ nhật chúng ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Để tính nửa chu vi của hình chữ nhật chúng ta lấy chu vi chia cho 2 hoặc lấy chiều dài cộng chiều rộng.
- Để tính chiều dài hay chiều rộng của hình chữ nhật chúng ta lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng hay chiều dài.
- Khi chiều dài hoặc chiều rộng của hình chữ nhật tăng hoặc giảm a lần thì diện tích cũng sẽ tăng hoặc giảm a lần.
Ví dụ minh họa: Cho một hình chữ nhật có diện tích bằng 56dm2. Khi giảm đi 2 lần chiều rộng và tăng chiều dài lên 4 lần thì diện tích của hình chữ nhật là bao nhiêu?
Lời giải:
Khi giảm 2 lần chiều rộng và tăng 4 lần chiều dài thì diện tích hình chữ nhật sẽ tăng lên 2 lần.
Diện tích của hình chữ nhật sau khi thay đổi là:
56 x 2 = 112 (dm2)
Đáp số: 112 dm2
Đếm hình
Chúng ta tiến hành đánh số thứ tự cho các hình nhỏ rồi đếm các hình đơn sau đó đếm các hình được tạo từ 2, 3, 4,.. hình nhỏ.
Ví dụ minh họa: Cho hình vẽ như bên dưới, hãy đếm số hình tứ giác có trong hình.
Lời giải:
Quan sát hình ta thấy có:
- Có 3 hình tứ giác bé đó là 1, 2, 3
- Có 3 hình tứ giác được tạo thành từ 2 trong 3 tứ giác bé trên đó là: 1 + 2, 3 + 4, 1 + 3
- Có 1 tứ giác lớn đó là 1 + 2 + 3 + 4
Như vậy trong hình có tổng cộng 7 tứ giác.
Giải bài tập về ôn tập hình học và đo lường Toán lớp 3
Sau khi ôn lại các kiến thức cơ bản ở trên, chúng ta cùng thực hành giải các bài tập cụ thể như sau:
Bài tập 1
Quan sát hình vẽ rồi điền đáp án thích hợp vào chỗ chấm.
- Cân nặng của quả dưa hấu là … kg. Cân nặng của quả sầu riêng là … kg.
- Quả sầu riêng nhẹ hơn quả dưa hấu … kg.
-
Cho 2 can chứa nước mắm như hình bên dưới:
- Cả 2 can có tổng cộng là … lít nước mắm
- Can lớn đựng nhiều hơn can bé là … lít nước mắm.
Lời giải:
-
Quan sát hình ta thấy:
- Cân nặng của quả dưa hấu là 5kg. Cân nặng của quả sầu riêng là 2kg.
- Quả sầu riêng nhẹ hơn quả dưa hấu là 5 - 2 = 3kg
-
Can thứ nhất chứa 10 lít nước mắm. Can thứ 2 chứa 15 lít nước mắm.
Vậy cả hai can chứa được 1- + 15 = 25 lít nước mắm.
- Cả 2 can có tổng cộng là 25 lít nước mắm
- Can lớn đựng nhiều hơn can bé là 5 lít nước mắm
Bài tập 2
-
Quan sát đồng hồ bên dưới và cho biết đồng hồ đổ chuông lúc mấy giờ?
-
Nếu như ngày 4 tháng 10 là thứ ba thì ngày 10 tháng 10 là ngày thứ mấy?
Lời giải:
- Nhìn vào đồng hồ ta thấy bên có kim ngắn chỉ hơn số 6 một chút, tức là 6 giờ hơn và kim dài chỉ số 3 tức là 15 phút. Như vậy đồng hồ đang chỉ lúc 6 giờ 15 phút.
- Tính từ ngày 4 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 là 6 ngày.
Nếu ngày 4 tháng 10 là thứ Ba thì 7 ngày sau tức là ngày 11 tháng 10 cũng sẽ là thứ Ba. Trong khi đó ngày 10 tháng 10 trước ngày 11 tháng 10 một ngày nên ngày 10 tháng 10 sẽ là thứ Hai.
Bài tập 3
Gia đình bạn An mỗi tuần ăn hết 5kg gạo, trong khi mẹ An mua về 20kg gạo. Hỏi gia đình bạn An ăn hết số gạo đó trong mấy tuần?
Lời giải:
Gia đình bạn An ăn hết số gạo trong thời gian là:
20 : 5 = 4 (tuần)
Đáp số: 4 tuần
Bài tập 4
Cho can thứ nhất có 2 lít nước và can thứ 2 có 5 lít nước. Nếu chỉ dùng 2 cái can đó thì làm thế nào để lấy được 1 lít nước từ bể nước.
Lời giải:
Chúng ta lấy đầy can thứ nhất 2 lít sau đó đổ vào can thứ 2 5 lít. Tiếp tục múc đầy can thứ nhất 2 lít và đổ vào can thứ 2 5 lít. Vẫn tiếp tục múc đầy can thứ nhất 2 lít đổ vào can thứ 2 5 lít.
Như vậy lúc này can 5 lít đang có là: 2 + 2 = 4 lít chúng ta chỉ cần đổ thêm 1 lít nước là đầy.
Sau đó đổ thêm vào bình thứ 2 1 lít nước. Số nước còn lại trong bình 2 lít là số nước cần lấy ở bể (1 lít).
Bài tập tự luyện ôn tập hình học và đo lường Toán lớp 3
Bài 1: Một con ốc sên bò đến cây chuối theo đường gấp khúc ABCD như hình vẽ. Hãy tính độ dài quãng đường mà con ốc sên phải bò.
Bài 2: Người ta sắp xếp các khối lập phương nhỏ màu trắng thành các khối hộp chữ nhật. Sau đó sơn tất cả các mặt của khối hộp chữ nhật như hình. Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu khối lập phương được sơn 3 mặt?
Bài 3: Cho 1 gói mì tôm có cân nặng là 80g và một hộp sữa có cân nặng là 455g. Hỏi 3 gói mì tôm và 1 hộp sữa như vậy cân nặng bao nhiêu gam?
Vừa rồi các em đã được ôn tập hình học và đo lường Toán lớp 3 cũng như thực hành giải bài tập. Hy vọng qua đây các em sẽ hiểu bài, ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Hãy nhớ theo dõi chuyên mục Toán 3 thường xuyên để không bỏ lỡ những bài học hay nhé!