Nhiệt độ toán lớp 3: Lý thuyết và bài tập vận dụng

Ôn tập lý thuyết về nhiệt độ toán lớp 3 và tham khảo các bài tập chọn lọc có liên quan kèm lời giải chi tiết, chính xác nhất.

Nhiệt độ toán lớp 3 là nội dung cơ bản các em sẽ được làm quen trong chương trình Toán 3. Hôm nay hãy cùng thayphu ôn tập lại lý thuyết và thực hành làm các bài tập sau đây nhé!

Lý thuyết nhiệt độ toán lớp 3

Nhiệt độ chính là tính chất vật lý của 1 vật chất cụ thể và biểu thị cho tính chất nóng và lạnh của vật chất đó. Khi vật có nhiệt độ tăng cao thì nóng hơn và ngược lại khi nhiệt độ thấp thì vật chất sẽ lạnh hơn.

Độ C (Celsius) là đơn vị đo nhiệt độ và để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.

Thực tế, đơn vị đo nhiệt độ được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực từ học tập đến cuộc sống. Ngoài độ C, người ta còn sử dụng độ F, độ K, độ De, độ R, độ N.

Sau đây là bảng quy đổi các đơn vị đo nhiệt độ:

Đổi từ

Sang

Công thức

Độ F

Độ C

Độ C = 5/9 x (F - 32)

Độ C

Độ F

Độ F = 9/5 x (C + 32)

Độ C

Độ K

K = C + 273,15

Độ K

Độ C

Độ C = K - 273,15

Độ K

Độ F

Độ F = 9/5 x (K - 273,15) + 32

Độ F

Độ K

K = 5/9 x (F - 32) + 273,15

Các dạng toán về nhiệt độ Toán lớp 3

Cùng tìm hiểu các dạng bài toán liên quan đến nội dung này:

Dạng 1 - Đổi các đơn vị đo nhiệt độ

Phương pháp giải: Đây là dạng bài cơ bản nên chúng ta chỉ cần áp dụng quy tắc chuyển đổi từng đơn vị ở trên.

Ví dụ minh họa: Đổi 96 độ F sang độ C thì bằng bao nhiêu độ C?

Lời giải:

Ta áp dụng công thức: Độ C = (độ F - 32) x 5/9 = (96 - 32) x 5/9 = 35,55

Đáp số: 96 độ F = 35,55 độ C

Dạng 2 - Công thức định nghĩa

Phương pháp giải: Dạng bài tập này chủ yếu là trắc nghiệm đòi hỏi các em nắm vững lý thuyết, kiến thức cơ bản về đơn vị đo nhiệt độ để chọn đáp án đúng.

Ví dụ minh họa: Hãy chọn công thức chuyển đổi đúng của đơn vị nhiệt độ từ thang Xen-xi-ớt sang thang Kelvin?

  1. T(K) = t (độ C) + 273
  2. t độ C = (t - 273) độ K
  3. t độ C = (t + 32) độ K
  4. t độ C = (t x 1,8) độ F = 32 độ F

Lời giải:

Cách đổi nhiệt độ từ Xen-xi-ớt sang đơn vị Kelvin là:

T(K) = t (độ C) + 273

Như vậy đáp án đúng là A.

Dạng 3 - Sử dụng nhiệt kế để đo không khí

Phương pháp giải: Đề bài sẽ cho 1 bảng đo nhiệt độ không khí của 1 số khu vực nhất định và từ bảng này chúng ta có thể nhận biết khu vực nào có nhiệt độ thấp hay nhiệt độ cao.

Ví dụ minh họa: Cho bảng nhiệt độ không khí tại 3 địa phương như sau:

Địa phương

Hà Nội

Lào Cai

Sa Pa

Nhiệt độ không khí

30 độ C

26 độ C

10 độ C

Quan sát bảng và cho biết:

  • Nhiệt độ không khí ở Hà Nội và Lào Cai, nơi nào cao hơn?
  • Nhiệt độ ở Sa Pa và Lào Cai, nơi nào thấp hơn?

Lời giải:

Quan sát bảng ta thấy rằng 30 độ C > 26 độ C nên nhiệt độ không khí ở Hà Nội cao hơn ở Lào Cai.

Tương tự: 10 độ C < 26 độ C nên nhiệt độ không khí ở Sa Pa thấp hơn ở Lào Cai.

Giải bài tập về nhiệt độ toán lớp 3

Từ lý thuyết và các dạng toán ở trên, các em cùng áp dụng để thực hành giải các bài tập cụ thể sau:

Bài tập 1

Cho bảng dự báo nhiệt độ không khí vào các buổi trong ngày ở một địa phương được ghi lại như bảng dưới đây:

Buổi

Sáng

Trưa

Đêm

Nhiệt độ

27 độ C

36 độ C

15 độ C

Từ bảng này hãy cho biết nhiệt độ không khí cụ thể:

  1. Từng buổi trong ngày là bao nhiêu độ?
  2. Nhiệt độ thấp nhất là bao nhiêu độ và nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu độ?

Lời giải:

  1. Dựa vào số liệu ở bảng chúng ta thấy:

  • Nhiệt độ không khí vào buổi sáng là 27 độ C
  • Nhiệt độ không khí vào buổi trưa là 36 độ C
  • Nhiệt độ không khí vào buổi đêm là 15 độ C
  1. Nhiệt độ thấp nhất đó là 15 độ C và cao nhất đó là 36 độ C.

Bài tập 2

Có 3 bạn học sinh đo nhiệt độ cơ thể được kết quả lần lượt là 38 độ C, 37 độ C và 39 độ C. Hỏi trong 3 nhiệt độ này, nhiệt độ nào cao hơn nhiệt độ của cơ thể người bình thường? Trong khi nhiệt độ cơ thể của người bình thường đó là 37 độ C.

Lời giải:

So sánh nhiệt độ cơ thể của 3 bạn học sinh ta thấy rằng:

37 độ C < 38 độ C và 37 độ C < 39 độ C nên nhiệt độ 38 độ C và 39 độ C là cao hơn nhiệt độ của người bình thường.

Bài tập 3

Cho hình vẽ sau đây, hãy quan sát và trả lời các câu hỏi:

nhiet do toan lop 3 1 jpg

  1. Cốc nước đá lạnh bao nhiêu độ C?
  2. Nếu chúng ta bỏ tiếp vào cốc này một số viên đá nữa thì nhiệt độ của nước trong cốc sẽ tăng lên hay là giảm đi?
  3. Nếu chúng ta rót thêm nước nóng vào cốc thì nhiệt độ của nước ở trong cốc sẽ tăng lên hay giảm đi?

Lời giải:

  1. Từ hình vẽ chúng ta thấy rằng cốc nước đá đang lạnh khoảng 10 độ C
  2. Nếu chúng ta bỏ tiếp vào cốc một số viên đá nữa thì nhiệt độ của nước ở trong cốc sẽ giảm đi.
  3. Nếu chúng ta rót thêm nước nóng vào cốc thì nhiệt độ của nước ở trong cốc sẽ tăng lên.

Bài tập 4

nhiet do toan lop 3 2 jpg

Hãy đọc nhiệt độ trên mỗi nhiệt kế rồi điền kết quả vào chỗ chấm.

Lời giải:

  • Nhiệt kế A có nhiệt độ là 20 độ C
  • Nhiệt kế B có nhiệt độ là 5 độ C
  • Nhiệt kế C có nhiệt độ là 42 độ C
  • Nhiệt kế D có nhiệt độ là 35 độ C

Bài tập 5

Hãy sắp xếp nhiệt kế chỉ nhiệt độ thích hợp với mỗi loại đồ uống sau đây:

nhiet do toan lop 3 3 jpg

Lời giải:

Nhiệt kế A chỉ 26 độ C tương ứng với Nước khoáng 26 độ C

Nhiệt kế B chỉ 70 độ C tương ứng với Trà nóng 70 độ C

Nhiệt kế C chỉ 10 độ C tương ứng với Trà đá 10 độ C

Trên đây là tổng hợp lý thuyết và bài tập về nhiệt độ toán lớp 3 cho các em cùng ôn tập và tham khảo. Để học tốt môn Toán và hoàn thành mọi đề bài được giao hãy theo dõi ngay chuyên mục Toán lớp 3 xem thêm nhiều bài học hữu ích nhé!

Cùng chuyên mục:

Cách tìm số bị trừ và các dạng bài tập vận dụng cực hay

Cách tìm số bị trừ và các dạng bài tập vận dụng cực hay

Số bị trừ là gì? Làm thế nào để tính số bị trừ? Kiến thức…

Bảng nhân 3: Tóm tắt lý thuyết và cách giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 3: Tóm tắt lý thuyết và cách giải bài tập hay nhất

Tóm tắt lý thuyết về bảng nhân 3 Toán lớp 3, cách giải các bài…

Bảng nhân 4: Kiến thức cần nhớ và bài tập vận dụng

Bảng nhân 4: Kiến thức cần nhớ và bài tập vận dụng

Kiến thức về bảng nhân 4 môn Toán lớp 3 và phương pháp giải bài…

Bảng nhân 5: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 5: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Nội dung chính và phương pháp giải các dạng toán thường gặp liên quan đến…

Bảng nhân 6 Toán lớp 3: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 6 Toán lớp 3: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Lý thuyết cần nhớ liên quan đến bảng nhân 6 Toán 3, phương pháp giải…

Bảng nhân 7: lý thuyết và phương pháp giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 7: lý thuyết và phương pháp giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 7 được tạo lập dựa trên phép cộng thêm nhiều lần số 7.…

Bảng nhân 8: Kiến thức cần ghi nhớ và giải bài tập áp dụng

Bảng nhân 8: Kiến thức cần ghi nhớ và giải bài tập áp dụng

Bảng nhân 8 được phát triển từ phép cộng, từ đó tính nhanh các phép…

Bảng nhân 9 Toán lớp 3: Lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 9 Toán lớp 3: Lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 9 được thành lập dựa trên phép cộng thêm nhiều lần số 9.…

MỚI CẬP NHẬT
Top