Bảng đổi đơn vị đo độ dài, tổng hợp lý thuyết và bài tập

Bảng đổi đơn vị đo độ dài cùng các dạng bài tập liên quan trong chương trình Toán lớp 3 giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức.

Bảng đổi đơn vị đo độ dài là một trong những nội dung cốt lõi của chương trình Toán lớp 3. Bài viết sau đây sẽ cập nhật đầy đủ phần lý thuyết và các dạng bài tập để các em cùng thayphu tham khảo và thực hành nhé!

Lý thuyết về đơn vị đo độ dài

Đơn vị đo độ dài là đại lượng đo khoảng cách giữa 2 điểm, sử dụng làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác. Ví dụ: Quãng đường từ nhà đến trường của Lan dài 5km. Vậy 5 là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài từ nhà đến trường.

Bảng đổi đơn vị đo độ dài

Lớn hơn mét

Mét

Bé hơn mét

km

hm

dam

m

dm

cm

mm

1km

1hm

1dam

1m

1dm

1cm

1mm

=10hm

=10dam

=10m

=10dm

=10cm

=10mm

=1000m

=100m

=100cm

=100mm

=1000mm

Bảng đổi đơn vị đo độ dài gồm có km, hm, dam, m, dm, cm và mm. Cụ thể là:

  • Km (Ki-lô-mét) 1km = 10 hm = 1000m
  • Hm (Héc-tô-mét) 1hm = 10dam = 100m
  • Dam (Đề-ca-mét) 1dam = 10m
  • M (Mét) 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
  • Dm (Đề-xi-mét) 1dm = 10cm = 100mm
  • Cm (Xen-ti-mét) 1cm = 10mm
  • Mm (Mi-li-mét)

Cách đổi đơn vị đo độ dài

Các em chỉ ghi nhớ thứ tự các đơn vị để xác định độ lớn của độ dài là: km > hm > dam > m > dm > cm > mm. Từ đó cách quy đổi cũng khá đơn giản. Chỉ cần nhớ quy tắc: Mỗi đơn vị đứng trước sẽ gấp 10 lần đơn vị đứng ngay sau đó. Và ngược lại mỗi đơn vị đứng sau sẽ bằng 1/10 đơn vị liền ngay phía trước.

Theo quy tắc này ta thực hiện dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó một chữ số. Hoặc thêm một số 0 ứng với mỗi đơn vị đo là quy đổi thành công. Nếu các em chưa thành thạo cách đổi đơn vị đo độ dài có thể đổi lần lượt về các đơn vị liền sau nó. Sau cùng mới đến đơn vị cần đổi theo đề bài.

Ví dụ như: 50 km = 500 hm = 5.000 dam = 50.000 m.

Tổng hợp các dạng toán về đơn vị đo độ dài

Dưới đây là một số dạng toán về bảng đổi đơn vị đo độ dài, các em cùng tham khảo để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm toán nhé!

Dạng 1 - Dạng toán rút về đơn vị

Đây là dạng toán đầu tiên mà các em được tiếp cận. Theo đó chúng ta phải tìm giá trị của một trong các phần bằng nhau. Các bước thực hiện giải bài tập toán dạng bài này như sau:

  • Thứ nhất: Tìm 1 phần trong các phần bằng nhau từ dữ liệu đề bài đã cho.
  • Thứ hai: Tìm nhiều phần trong các phần bằng nhau theo yêu cầu của đề bài.

Ví dụ minh họa: An di chuyển 4km hết 240 phút. Hỏi An di chuyển 3km hết bao nhiêu thời gian?

Đáp án:

1km An di chuyển trong số phút là 240 : 4 = 60 phút

Vậy 3km An sẽ di chuyển trong số phút là 60 x 3 = 180 phút.

bang doi don vi do do dai 2 jpg

Khám phá các dạng bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài

Dạng 2 - Đổi đơn vị đo độ dài

Một dạng bài phổ biến mà các em cần tìm hiểu tiếp theo là cách đổi đơn vị đo độ dài. Theo đó chúng ta sẽ phải thực hiện thứ tự các bước là:

  • Đọc đề và hiểu rõ yêu cầu của đề bài
  • Nhớ lại bảng đổi đơn vị đo độ dài
  • Thực hiện phép tính để quy đổi
  • Kiểm tra và viết lại kết quả.

Ví dụ minh họa: Hãy đổi các đơn vị sau ra mét: 1km = ?, 5hm = ?, 2dam = ?

Đáp án:

  • 1km = 1.000m
  • 5hm = 500m
  • 2dam = 20m

Dạng 3 - Dạng toán so sánh phép tính với đơn vị đo độ dài

Dạng bài này liên quan đến các phép tính và sự so sánh. Các em tiến hành thực hiện phép tính như bình thường và so sánh xem kết quả như thế nào.

Ví dụ minh họa:

Trong 2 giờ đồng hồ, Hoàng di chuyển được 10km. Cùng thời gian đó Yến di chuyển được 5km. Hỏi trong 1 giờ ai di chuyển được nhiều hơn?

Đáp án:

  • Số km Hoàng di chuyển được trong 1 giờ là: 10 : 2 = 5 (km)
  • Số km Yến di chuyển được trong 1 giờ là 5 : 2 = 2.5 (km)

Như vậy trong 1 giờ Hoàng di chuyển được nhiều hơn Yến.

Dạng 4 - Bài tập đơn vị đo độ dài liên quan đến hình học

Đối với các bài tập về bảng đơn vị đo độ dài liên quan đến hình học sẽ phải tính chu vi hoặc diện tích của một hình học nào đó.

Ví dụ minh họa: Cho hình chữ nhật có chiều dài là 20cm và chiều rộng là 5cm. Hỏi chu vi hình chữ nhật là bao nhiêu?

Đáp án: Chu vi của hình chữ nhật là (20 + 5) x 2 = 50 (cm).

Dạng 5 - Phép tính toán về đơn vị đo độ dài

Khi gặp dạng bài tính toán với đơn vị đo độ dài các em cần đọc kỹ đề bài. Sau đó thực hiện phép tính để tìm đúng kết quả mà đề yêu cầu. Lưu ý độ dài phải đổi về cùng đơn vị rồi mới thực hiện phép tính.

Ví dụ minh họa: Hãy thực hiện các phép tính sau:

  1. 16 km + 8 km = ?
  2. 45 dam - 10m = ?
  3. 34 mm : 2 = ?

Đáp án:

  1. 24 km
  2. 440m
  3. 17 mm

Trên đây là bảng đổi đơn vị đo độ dài cùng các dạng bài tập liên quan. Hy vọng bài viết mang tới những thông tin hữu ích giúp các em chinh phục thành công nội dung này. Chúc các em học tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi nhé!

Cùng chuyên mục:

Cách tìm số bị trừ và các dạng bài tập vận dụng cực hay

Cách tìm số bị trừ và các dạng bài tập vận dụng cực hay

Số bị trừ là gì? Làm thế nào để tính số bị trừ? Kiến thức…

MỚI CẬP NHẬT
Top