Bảng chia 7 toán lớp 3, lý thuyết và bài tập vận dụng

Lý thuyết cơ bản, dạng toán thường gặp và bài tập vận dụng chi tiết của bảng chia 7. Các phương pháp thú vị để học thuộc bảng chia 7 hiệu quả.

Trong chương trình Toán tiểu học, đặc biệt là Toán lớp 3, các em học sinh sẽ được tiếp xúc với các bảng cửu chương chia. Và một trong những bảng chia khó nhớ, khó học thuộc đối với các bạn học sinh có lẽ là bảng chia 7 bởi kết quả của các con số khá lớn.

Trong bài viết này, thayphu sẽ giới thiệu đến các bạn lý thuyết cơ bản, các dạng toán thường gặp của bảng chia 7 và các phương pháp thú vị để học thuộc bảng chia 7 này nhé.

Lý thuyết về bảng chia 7

Bảng chia 7 là một trong những kiến thức cơ bản và nền tảng cần nắm vững trong chương trình toán 3. Nó là bảng bao gồm các phép tính chia mà trong đó số chia là 7 và thương là các số từ 1 đến 10.

Ví dụ: Có 14 cái bánh, chia đều cho 7 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy cái bánh?

Áp dụng bảng cửu chương chia 7, ta thấy 14 : 7 = 2.

Vậy mỗi bạn có 2 cái bánh.

Các phép tính trong bảng cửu chương chia 7:

7 : 7 = 1

14 : 7 = 2

21 : 7 = 3

28 : 7 = 4

35 : 7 = 5

42 : 7 = 6

49 : 7 = 7

56 : 7 = 8

63 : 7 = 9

70 : 7 = 10

bang chia 7 1 jpg

Các phép tính cần nhớ trong bảng chia 7.

Có thể nói rằng bảng nhân 7 và bảng chia 7 có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Vì tích của bảng nhân cũng chính là số bị chia của bảng chia, và ngược lại thương của bảng chia là một thừa số của bảng nhân.

Hãy cùng quan sát ảnh dưới đây là nêu nhận xét của em nhé.

bang chia 7 2 jpg

Mối quan hệ giữa bảng nhân và bảng chia 7.

Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tìm thương của phép chia

Phương pháp: Đây là dạng toán cơ bản, ta chỉ cần thực hiện phép chia 7 đơn giản để giải. Ngoài ra, ta có thể áp dụng bảng chia 7 để tính nhẩm nhanh phép chia 7.

Ví dụ: Tính nhẩm nhanh các phép tính sau

a) 49 : 7

b) 14 : 7

Áp dụng bảng chia 7 hoặc tính chất của phép chia cơ bản ta có thể tính ra

a) 49 : 7 = 7

b) 14 : 7 = 2

Dạng 2: Tìm số chia khi biết thương và số bị chia

Phương pháp: Muốn tìm số chia, ta lấy thương nhân với số bị chia. Ngoài ra, ta có thể áp dụng mối quan hệ giữa bảng nhân và bảng chia 7 để giải dạng bài tập này.

Ví dụ: Tìm x

a) x : 7 = 3

x = 3 × 7

x = 21

b) x : 7 = 5

x = 5 × 7

x = 35

Dạng 3: Toán thực tế

Phương pháp: Dạng toán thực tế là dạng toán lấy các tình huống thực trong cuộc sống để minh họa cho bài toán. Ta chỉ cần nắm vững lý thuyết và tính chất của dạng toán là có thể giải được nhé.

Ví dụ: Bạn An bị bệnh cảm cúm. Bác sĩ cho An 14 viên thuốc và dặn phải uống đều đặn trong 1 tuần. Hỏi mỗi ngày bạn An phải uống mấy viên thuốc, biết 1 tuần có 7 ngày.

Lời giải:

Số viên thuốc mỗi ngày bạn An phải uống là

14 : 7 = 2 (viên)

Đáp số: 2 viên thuốc.

Phương pháp học thuộc bảng chia 7 hiệu quả

Có rất nhiều cách giúp các bạn học sinh có thể dễ dàng học thuộc các bảng cửu chương chia. Vậy nên thayphu sẽ giới thiệu cho các bạn một vài phương pháp học thuộc thật thú vị và hiệu quả nhé!

Vận dụng mối liên kết với bảng nhân 7

Mối liên hệ giữa bảng nhân và bảng chia mà thayphu đã giới thiệu ở trên sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc học đấy. Phép chia chính là phép tính ngược của phép nhân. Vì vậy, khi đã thuộc bảng nhân 7, việc học bảng chia 7 sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ví dụ như, khi gặp một phép chia, các bạn hãy nghĩ ngay đến phép nhân tương ứng. Ví dụ: 49 : 7 = ? → 7 × ? = 49.

Học qua bài hát

Âm nhạc có khả năng giúp chúng ta ghi nhớ thông tin một cách tự nhiên và lâu bền hơn. Vì vậy, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh có thể tìm kiếm các bài hát về bảng chia 7 trên mạng hoặc tự sáng tác một bài hát đơn giản với giai điệu vui nhộn để giúp các bạn học sinh dễ dàng ghi nhớ. Có thể nói đây là một phương pháp học thú vị kết hợp vừa học vừa giải trí.

Sử dụng các hình ảnh minh họa

Tương tự như các bài hát, hình ảnh cũng giúp chúng ta hình dung rõ hơn về phép tính và giúp trẻ nhớ lâu hơn. Chúng ta có thể vẽ hoặc tìm các hình ảnh minh họa cho các phép chia trong bảng chia 7. Ví dụ, để minh họa cho phép chia 21 : 7 = 3, bạn có thể vẽ 21 quả táo chia đều vào 7 cái đĩa, mỗi đĩa có 3 quả táo.

Thực hành thường xuyên - phương pháp học thuộc truyền thống

Ngoài các phương pháp học tập kết hợp vui chơi như trên, việc học thuộc lòng truyền thống hay đọc và giải bài tập thường xuyên vẫn là một phương pháp hiệu quả và giúp trẻ nhớ lâu. Bởi lẽ, "Có công mài sắt có ngày nên kim", việc thường xuyên ôn luyện là yếu tố quan trọng để ghi nhớ lâu dài.

Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Tính nhẩm các phép tính sau

a) 70 : 10

b) 35 : 7

c) 7 × 4

d) 63 : 7

Lời giải:

a) 70 : 10 = 7

b) 35 : 7 = 5

c) 7 × 4 = 28

d) 63 : 7 = 9

Bài tập 2: Tìm , biết:

a) 11 × x = 77

b) 28 : x = 7

c) 7 × x = 42

d) 49 : x = 7

Lời giải:

a) 11 × x = 77

x = 77 : 11

x = 7

b) 28 : x = 7

x = 28 : 7

x = 4

c) 7 × x = 42

x = 42 : 7

x = 6

d) 49 : x = 7

x = 49 : 7

x = 7

Bài tập 3: Bác Hùng vừa hái được trong vườn 35 quả táo. bác Hùng muốn chia đều số táo này cho 7 bạn nhỏ trong xóm. Hỏi mỗi bạn nhỏ được bao nhiêu quả táo?

Lời giải:

Số quả táo mỗi bạn nhỏ được cho là:

35 : 7 = 5 (quả)

Đáp số: 5 quả táo.

Tổng kết

Qua bài viết trên, thayphu.net đã giới thiệu đến các bạn học sinh lý thuyết cơ bản của bảng chia 7 toán lớp 3 cũng như các dạng toán thường giải và bài tập vận dụng của từng dạng toán. Ngoài ra còn có các phương pháp giúp các em học thuộc và nhớ lâu các bảng cửu chương chia.

Hãy luyện tập và giải các dạng bài tập khác nhau để nắm vững và hiểu rõ về bảng cửu chương chia 7 hơn nhé. Vì đây là một nền tảng cực kì quan trọng để các em hiểu và giải được các dạng toán nâng cao hơn đấy.

Cùng chuyên mục:

Cách tìm số bị trừ và các dạng bài tập vận dụng cực hay

Cách tìm số bị trừ và các dạng bài tập vận dụng cực hay

Số bị trừ là gì? Làm thế nào để tính số bị trừ? Kiến thức…

Bảng nhân 3: Tóm tắt lý thuyết và cách giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 3: Tóm tắt lý thuyết và cách giải bài tập hay nhất

Tóm tắt lý thuyết về bảng nhân 3 Toán lớp 3, cách giải các bài…

Bảng nhân 4: Kiến thức cần nhớ và bài tập vận dụng

Bảng nhân 4: Kiến thức cần nhớ và bài tập vận dụng

Kiến thức về bảng nhân 4 môn Toán lớp 3 và phương pháp giải bài…

Bảng nhân 5: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 5: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Nội dung chính và phương pháp giải các dạng toán thường gặp liên quan đến…

Bảng nhân 6 Toán lớp 3: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 6 Toán lớp 3: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Lý thuyết cần nhớ liên quan đến bảng nhân 6 Toán 3, phương pháp giải…

Bảng nhân 7: lý thuyết và phương pháp giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 7: lý thuyết và phương pháp giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 7 được tạo lập dựa trên phép cộng thêm nhiều lần số 7.…

Bảng nhân 8: Kiến thức cần ghi nhớ và giải bài tập áp dụng

Bảng nhân 8: Kiến thức cần ghi nhớ và giải bài tập áp dụng

Bảng nhân 8 được phát triển từ phép cộng, từ đó tính nhanh các phép…

Bảng nhân 9 Toán lớp 3: Lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 9 Toán lớp 3: Lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 9 được thành lập dựa trên phép cộng thêm nhiều lần số 9.…

MỚI CẬP NHẬT
Top