Bảng chia 6, phương pháp học và bài tập vận dụng chi tiết

Bảng chia 6 - lý thuyết, dạng toán thường gặp, phương pháp giải và bài tập vận dụng chi tiết của bảng chia 6.

Ở chương trình toán tiểu học, đặc biệt là Toán lớp 3, các em học sinh sẽ được làm quen với các bảng cửu chương chia. Trong đó, bảng chia 6 là một trong những bảng chia cơ bản giúp các em làm quen với các phép tính chia. Đồng thời, nó cũng là kiến thức nền tảng để áp dụng giải các dạng toán nâng cao hơn nữa.

Trong bài viết này, thayphu sẽ giới thiệu đến các bạn lý thuyết về bảng chia 6 cũng như các dạng toán và bài tập của nó. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Lý thuyết về Bảng chia 6

bang chia 6 1 jpg

Bảng chia 6 là gì nhỉ?

Bảng chia 6 là một trong những bảng chia cơ bản trong chương trình Toán 3. Nó giúp chúng ta thực hiện các phép chia hết một số cho 6 và có thương từ 1 đến 10.

Các phép tính chia cần nhớ trong bảng chia 6:

6 : 6 = 1

12 : 6 = 2

18 : 6 = 3

24 : 6 = 4

30 : 6 = 5

36 : 6 = 6

42 : 6 = 7

48 : 6 = 8

54 : 6 = 9

60 : 6 = 10

bang chia 6 2 jpg

Phép tính trong bảng chia 6.

Đặc biệt, bảng chia này được xây dựng dựa trên mối quan hệ ngược lại với bảng nhân 6. Có nghĩa là kết quả của bảng nhân 6 sẽ là số bị chia của bảng chia 6. Đây là tính chất cơ bản để các bạn học sinh có thể hiểu và học thuộc bảng chia 6. Hãy quan sát hai bảng nhân và chia dưới đây và đưa ra nhận xét.

bang chia 6 3 jpg

So sánh bảng nhân 6 và bảng chia 6.

Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính nhẩm

Phương pháp: Muốn giải nhanh và thành thạo dạng toán này các bạn học sinh cần thuộc lòng và hiểu rõ bảng chia 6.

Ví dụ: Nhẩm nhanh các phép tính sau

12 : 6

60 : 6

6 : 1

Khi thuộc lòng bảng nhân và chia 6 thì ta sẽ có thể nhẩm nhanh được kết quả

12 : 6 = 2

60 : 6 = 10

6 : 1 = 6

Dạng 2: Tìm số bị chia khi biết số chia và thương

Phương pháp: Áp dụng mối liên hệ giữa bảng nhân và bảng chia 6 để giải dạng toán này. Muốn tìm số bị chia ta lấy số chia nhân với thương.

Ví dụ: Tìm x

x : 6 = 4

Ta lấy 4 × 6 = 24

⇒ x = 24

Dạng 3: Toán thực tế

Phương pháp: Dạng toán thực tế là dạng toán cho các tình huống cụ thể. Tuy nhiên cách giải thì khá đơn giản, ta chỉ cần áp dụng kiến thức cơ bản.

Ví dụ: Bác An vừa hái từ vườn về 36 quả cam. Bác muốn chia đều số cam này vào 6 rổ. Hỏi mỗi rổ cam có bao nhiêu quả cam?

Số cam trong mỗi rổ là:

36 : 6 = 6 (quả)

Đáp số: 6 quả.

Dạng 4: Dạng toán so sánh

Phương pháp: Muốn giải nhanh và chính xác dạng toán so sánh, trước tiên ta phải thực hiện tính giá trị của các biểu thức, rồi so sánh xem giá trị của biểu thức nào lớn hơn.

Ví dụ: Điền dấu < hoặc > vào chỗ trống

12 : 6 … 18 : 6

⇔ 2 … 3

Ta thấy rằng 2 < 3

Vậy 12 : 6 < 18 : 6.

Bài tập vận dụng của bảng chia 6

Bài tập 1: Tính nhẩm nhanh các phép tính sau

a) 60 : 6

b) 42 : 6

c) 3 × 6

d) 6 × 6

e) 24 : 6

Lời giải:

a) 60 : 6 = 10

b) 42 : 6 = 7

c) 3 × 6 = 18

d) 6 × 6 = 36

e) 24 : 6 = 4

Bài tập 2: Tìm x

a) x : 3 = 6

b) 6 × x = 30

c) 54 : x = 9

d) x × 2 = 12

Lời giải:

a) x : 3 = 6

x = 6 × 3

x = 18

b) 6 × x = 30

x = 30 : 6

x = 5

c) 54 : x = 9

x = 54 : 9

x = 6

d) x × 2 = 12

x = 12 : 2

x = 6

Bài tập 3: Nhà bác Thành có một vườn táo nhỏ có 7 cây táo. Ở mỗi cây, bác Thành hái xuống 6 quả táo. Hỏi bác Thành hái được bao nhiêu quả táo?

Lời giải:

Số táo bác Thành hái được là:

7 × 6 = 42 (quả)

Đáp số : 42 quả táo.

Bài tập 4: Lớp 3A có tất cả là 30 bạn học sinh, cô giáo chia cả lớp thành 5 nhóm nhỏ. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu bạn học sinh?

Lời giải:

Số học sinh trong mỗi nhóm ở lớp 3A là:

30 : 6 = 5 (nhóm)

Đáp số: 5 nhóm học sinh.

Bài tập 5: Tính giá trị các biểu thức và so sánh

a) 54 : 6 + 8 … 36 : 6 + 12

b) 60 : 6 - 2 + 48 : 6 - 5

c) 13 + 5 × 6 … 7 + 9 × 6

Lời giải:

a) 54 : 6 + 8 … 36 : 6 + 12

= 17 < 18

Vậy 54 : 6 + 8 < 36 : 6 + 12

b) 60 : 6 - 2 … 48 : 6 - 5

= 8 > 3

Vậy 60 : 6 - 2 > 48 : 6 - 5

c) 13 + 5 × 6 … 7 + 8 × 6

= 43 < 55

Vậy 13 + 5 × 6 < 7 + 8 × 6

Tổng kết

Qua bài viết trên, thayphu đã giới thiệu đến các bạn học sinh lý thuyết cơ bản của bảng cửu chương chia 6 toán lớp 3, các dạng toán thường gặp và bài tập vận dụng cụ thể của chúng. Bảng chia 6 là một trong những bảng chia cơ bản ở chương trình toán tiểu học, vì vậy các bạn học sinh hãy chăm chỉ học và làm bài tập để thuộc và nắm vững nhé. Chúc các bạn học thật tốt!

Cùng chuyên mục:

Cách tìm số bị trừ và các dạng bài tập vận dụng cực hay

Cách tìm số bị trừ và các dạng bài tập vận dụng cực hay

Số bị trừ là gì? Làm thế nào để tính số bị trừ? Kiến thức…

Bảng nhân 3: Tóm tắt lý thuyết và cách giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 3: Tóm tắt lý thuyết và cách giải bài tập hay nhất

Tóm tắt lý thuyết về bảng nhân 3 Toán lớp 3, cách giải các bài…

Bảng nhân 4: Kiến thức cần nhớ và bài tập vận dụng

Bảng nhân 4: Kiến thức cần nhớ và bài tập vận dụng

Kiến thức về bảng nhân 4 môn Toán lớp 3 và phương pháp giải bài…

Bảng nhân 5: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 5: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Nội dung chính và phương pháp giải các dạng toán thường gặp liên quan đến…

Bảng nhân 6 Toán lớp 3: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 6 Toán lớp 3: Tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng

Lý thuyết cần nhớ liên quan đến bảng nhân 6 Toán 3, phương pháp giải…

Bảng nhân 7: lý thuyết và phương pháp giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 7: lý thuyết và phương pháp giải bài tập hay nhất

Bảng nhân 7 được tạo lập dựa trên phép cộng thêm nhiều lần số 7.…

Bảng nhân 8: Kiến thức cần ghi nhớ và giải bài tập áp dụng

Bảng nhân 8: Kiến thức cần ghi nhớ và giải bài tập áp dụng

Bảng nhân 8 được phát triển từ phép cộng, từ đó tính nhanh các phép…

Bảng nhân 9 Toán lớp 3: Lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 9 Toán lớp 3: Lý thuyết và bài tập vận dụng

Bảng nhân 9 được thành lập dựa trên phép cộng thêm nhiều lần số 9.…

MỚI CẬP NHẬT
Top