Số tròn chục là gì, ứng dụng và các tính chất cần nắm
Số tròn chục là gì? Làm thế nào để biết được một số có phải số tròn chục hay không? Định nghĩa, tính chất, ứng dụng và các bài tập thú vị về các số tròn chục.
Khái niệm về số tròn chục là một trong những kiến thức cơ bản, nền móng cho kiến thức toán ở bậc tiểu học. Khái niệm này giúp chúng ta dễ dàng hơn trong tính toán, đặc biệt là trong các phép tính nhẩm. Trong bài viết này, thayphu sẽ giới thiệu và giúp các bạn học sinh hiểu rõ định nghĩa, tính chất và ứng dụng của nó. Đồng thời cũng có các dạng bài hay và thú vị để các em luyện tập. Hãy cùng thayphu đọc bài viết dưới đây để nắm rõ nhé.
Như thế nào là số tròn chục?
Số tròn chục là số có 2 chữ số trở lên, có hàng đơn vị là số 0 và số đó chia hết cho 10. Để biết một số có phải là số tròn chục hay không, ta chỉ cần nhìn vào chữ số hàng đơn vị của số đó. Nếu chữ số ở hàng đơn vị là 0 và số đó chia hết cho 10 thì đó là số tròn chục.
Ví dụ:
- Số 60 là số tròn chục vì hàng đơn vị của nó là số 0 và chia hết cho 10.
- Số 17 không được coi là số tròn chục vì hàng đơn vị của nó không bằng 0 và số này không chia hết cho 10.
Các tính chất thú vị của số tròn chục
- Số tròn chục lớn nhất có 2 chữ số là 90.
- Số tròn chục nhỏ nhất là 10.
- Số 100 vừa là số tròn chục, vừa là số tròn trăm.
- Số tròn trăm cũng đồng thời là số tròn chục.
- Số tròn chục có thể chia hết cho các số 1, 2, 5, 10.
Ứng dụng của số tròn chục trong toán học
- Làm việc với số lớn: Số tròn chục giúp các em dễ dàng tính toán và làm quen với các con số lớn hơn một cách thuận tiện. Thay vì xử lý những số cụ thể, chúng ta có thể làm tròn để tính toán với số tròn chục gần nhất và có xấp xỉ kết quả mong muốn.
- Làm tròn số: Số tròn chục được sử dụng để làm tròn các con số trong quá trình tính toán. Bằng cách làm tròn số gần nhất đến số tròn chục gần nhất, chúng ta có thể xấp xỉ kết quả một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Ví dụ: Khi làm tròn số 46 đến số tròn chục gần nhất, chúng ta có số 50. Tuy phương pháp này làm giảm độ chính xác nhưng giúp chúng ta dễ dàng trong các phép tính nhẩm.
-
Phân loại dữ liệu: Trong phân tích dữ liệu, số tròn chục thường được sử dụng để phân loại và nhóm các mẫu dữ liệu theo phạm vi chục đơn vị.
Ví dụ: Trong một bảng dữ liệu ghi lại số lượng sản phẩm đã bán trong mỗi tháng, chúng ta có thể nhóm các mẫu dữ liệu thành các khoảng số tròn chục (ví dụ: 10-20, 20-30, 30-40,...) để hiểu rõ hơn về xu hướng và phân bố của dữ liệu.
Bài tập ôn luyện
Dưới đây là các dạng bài tập vận dụng để các em có thể hiểu rõ thế nào là số tròn chục nhé.
Bài 1: Em hãy tính số viên kẹo trong các hộp dựa vào ước tính các số tròn chục như ví dụ.
Gợi ý lời giải:
Bài 2: (SGK Toán 2 tập 1/84)
Phương pháp giải:
Số của nhị hoa ở giữa là tổng của 3 số ở mỗi cánh hoa.
Để tìm tổng ba số ở cánh hoa, ta có thể tìm tổng của 2 số, sau đó cộng với số còn lại hoặc tính tổng của cả 3 số.
Gợi ý lời giải:
Ta có:
Bông hoa số màu hồng: 25 + 15 + 20 = 60
Bông hoa màu vàng: 43 + 27 + 10 = 80
Bông hoa màu đỏ: 9 + 30 + 11 = 50
Bài 3: Điền dấu < hoặc > ở mỗi phép toán dưới đây:
- 30 40
- 90 20
- 60 50
- 10 20
- 70 30
Gợi ý lời giải:
- 30 < 40
- 90 > 20
- 60 > 50
- 10 < 20
- 70 > 30
Bài 4: Viết các số dưới đây theo mẫu:
Mẫu: 40: Bốn mươi, bốn chục
80, 60, 20, 10, 90.
Gợi ý lời giải:
Viết số |
Đọc số |
80 |
Tám mươi/ tám chục |
60 |
Sáu mươi/ sáu chục |
20 |
Hai mươi/ hai chục |
10 |
Mười/ một chục |
90 |
Chín mươi/ chín chục |
Kết luận
Qua bài viết trên, thayphu mong rằng các bạn học sinh đã hiểu rõ về khái niệm, tính chất, ứng dụng của các số tròn chục. Để kiểm tra xem mình có hiểu bài không, các bạn chỉ cần làm đúng các dạng các bài tập nghĩa là đã nắm rồi đấy. Ngoài ra, số tròn chục không chỉ là một khái niệm cơ bản trong toán học, mà còn có nhiều tính chất thú vị và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm tròn số, phân tích dữ liệu và hình học. Nếu hiểu biết và áp dụng các tính chất này sẽ giúp chúng ta tính toán nhanh chóng và dễ dàng hơn.