Sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 và cách triển khai đội hình chính xác
Sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 cũng khá phổ biến và hiện vẫn được nhiều đội bóng tin dùng. Đội hình này có khả năng phòng thủ tương đối tốt, ngoài ra còn cho phép phản công nhanh rất hợp lý. Trong bài viết sau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn nữa về sơ đồ 4-3-2-1 này nhé.
1. Tổng quan chung về sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1
Sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 có thể chuyển thành 4-3-3
Sơ đồ 4-3-2-1 là một cách sắp xếp chiến thuật chia thành 4 tuyến. Tuyến đầu có 4 hậu vệ, bao gồm 2 trung vệ và 2 hậu vệ cánh. Tuyến 2 gồm 3 tiền vệ gồm 1 tiền vệ trung tâm và 2 tiền vệ biên. Tuyến thứ 3 gồm 2 tiền vệ trung tâm và tuyến cao nhất có 1 tiền đạo cắm. 4-3-2-1 còn được gọi là sơ đồ cây thông.
Xương sống trong đội hình 4-3-2-1 vẫn là tuyến hậu vệ. 2 người chơi trung vệ không cần thiết di chuyển nhiều mà nhiệm vụ của họ là tập trung trong khâu phòng ngự. Ngoài ra cũng phải phối hợp với 2 hậu vệ cánh và 2 tiền vệ trung tâm. Các cầu thủ chơi ở vị trí này thường được trao băng đội trưởng và có thể hình lý tưởng.
Tiếp theo là tuyến 3 tiền vệ, những cầu thủ chơi ở khu vực này chịu nhiều trách nhiệm, đặc biệt là 2 người bên cánh. Trong khi tiền vệ trung tâm đóng vai trò điều tiết trận đấu thì 2 tiền vệ biên có nhiệm vụ phối hợp tốt với tất cả các tuyến phía trên. Họ có thể lùi về tạo thành sơ đồ 5-3-2 hoặc dâng cao lên tạo thành sơ đồ 4-1-4-1 tùy từng chiến lược của HLV.
Nhiều người cho rằng tuyến 2 tiền vệ phía trên không đóng quá nhiều vai trò. Tuy nhiên họ lại có tầm hoạt động khá lớn, 2 người này di chuyển tạo thành sơ đồ 4-5-1 nếu cần kiểm soát ở khu vực trung tuyến hoặc dâng cao để áp đảo đối thủ trong khâu tấn công. Quan trọng người chơi ở vị trí này phải có sự cơ động và đọc trận đấu tốt.
Cuối cùng là vị trí tiền đạo, người chơi ở khu vực này gánh vác trách nhiệm ghi bàn cho toàn đội bóng. Tầm hoạt động của tiền đạo là hoàn toàn tự do, tuy nhiên cần phải biết nhận đúng các đường chuyển từ tuyến dưới. Trong trường hợp hàng công quá mỏng, tiền đạo có thể yêu cầu 2 tiền vệ tuyến 3 băng lên trợ giúp tạm thời.
Hiện nay, khi xem bóng đá các bạn có thể thấy sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 được HLV áp dụng từ đầu đến cuối trận. Nói cách khác đây không phải là một cách sắp xếp đội hình thiên về tình huống. Tuy nhiên điều này đúng hay sai còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
2. Những điểm mạnh của sơ đồ 4-3-2-1
Sơ đồ 4-3-2-1 được gọi là hệ thống cây thông
Điểm mạnh của sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 đó chính là tính chất phòng thủ đa vị trí. Thực tế, hệ thống đánh chặn của sơ đồ này được chia ra làm 3 tuyến khác nhau, trong đó tuyến 4 hậu vệ như đã nói là quan trọng nhất. Khi 1 cầu thủ đối phương có bóng, 1 trong các cầu thủ của 3 tuyến có thể di chuyển ngay và áp sát để giành lại thế kiểm soát.
Nếu như cảm thấy thế trận quá bí bách, 2 hậu vệ cánh có thể dâng cao lên tuyến 2 hoặc 3 để tạo thành sơ đồ chuyên về kiểm soát trung tuyến. Trong khi đó, khoảng trống để lại sẽ được các vị trí cách xa lấp vào. Vì thế 4-3-2-1 không bộc lộ quá nhiều nhược điểm khi muốn chơi áp sát.
Đừng ai nghĩ rằng 4-3-2-1 không đem lại hiệu quả trong khâu tấn công. Như đã nói, sơ đồ này có thể chuyển dạng tương đối bất thường. 2 tiền vệ bên tuyến 3 có thể dâng cao lên và biến đội hình chơi thành 3 tuyến. Tuy nhiên, họ cũng có thể yêu cầu thêm 2 tiền vệ tuyến 2 leo biên để tạo thành thế trận công khá khó chịu.
Điểm mạnh của sơ đồ 4-3-2-1 còn là khả năng phản công chớp nhoáng. Khi bóng có ở tuyến 4 hậu vệ, họ có thể chuyền nhanh cho 3 tiền vệ rồi lại 2 tiền vệ bên trên. Sơ đồ cây thông này tỏ ra khá linh hoạt trong những tình huống cần phải chuyển trạng thái.
3. Những điểm yếu của sơ đồ 4-3-2-1
Sơ đồ 4-3-2-1 có thể bị đánh vào các khoảng trống
Sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 nhìn chung cũng tồn tại khá nhiều hạn chế. Đầu tiên là các khoảng trống khi những vị trí biên lao cao. Thực ra thì leo cao cũng tốt, thế nhưng lúc này tiền vệ trung tâm và hậu vệ sẽ phải giãn cách nhau và điều này tạo ra những sợi chỉ khá mỏng. Lúc này nếu đối thủ chơi theo kiểu đường bóng dài thì sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Ngoài ra, 4-3-2-1 thực sự là một sơ đồ không phù hợp nếu bạn muốn đội bóng của mình chơi tấn công. Vì chỉ có 1 cầu thủ tuyến trên nên việc ghi bàn tỏ ra rất mong manh. Chính vì vậy, như đã nói các tuyến tiền vệ phải biết dâng cao hỗ trợ. Bên cạnh đó, nếu trung phong chơi kém thì mọi kế hoạch sẽ hoàn toàn đổ vỡ.
4-3-2-1 cũng tỏ ra khá lép vế trước những đội hình có khả năng chia cắt tốt. Chẳng hạn như khi đối thủ áp dụng sơ đồ 4-5-1, lúc này tầm hoạt động giữa các tuyến sẽ bị hạn chế. Nếu như chỉ 1 trong các cầu thủ trên 2 tuyến giữa mắc sai lầm thì cơ chế cây thông sẽ dễ dàng bị sụp đổ.
4-3-2-1 cũng chỉ là sơ đồ kiểm soát bóng ở tuyến sau và không có nhiều cơ sở để có thể pressing từ xa. Dễ hiểu hơn thì hệ thống này ngày càng mỏng ở bên trên, chính vì thế bên phần sân nhà đối thủ có thể thoải mái phối hợp hoặc cố tình làm giãn đội hình cây thông.
4. Cách thức triển khai sơ đồ 4-3-2-1 nhất định phải biết
Vị trí được đánh dấu cụ thể khi triển khai sơ đồ 4-3-2-1
Triển khai sơ đồ bóng đá 4-3-2-1 đòi hỏi sự hiểu biết chung của cả HLV cũng như cầu thủ. Đây là một cách sắp xếp đội hình có tiềm năng mạnh mẽ, nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể giúp đội có thể trận kiểm soát và còn tạo ra sự đột phá trong tấn công.
Quan trọng cần chú ý đầu tiên là hàng tiền vệ. Họ là những mạch máu ở giữa đóng vai trò quan trọng trong việc cản trở các đường chuyền của đối thủ. 3 tiền vệ tuyến 2 này phải tương tác mạnh mẽ, tạo sự kín đáo và làm khó cho đối thủ trong việc tiếp cận khu vực trung tâm sân.
Sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1 cho phép chuyển từ phòng ngự sang tấn công rất nhanh nhờ vào tiền đạo mũi nhọn và hai tiền đạo trung tâm dâng cao. Khi đội giành được bóng, các tiền vệ và cầu thủ hàng công có thể tấn công nhanh chóng bằng cách sử dụng những đường kiến tạo ngắn và gọn.
Ngoài ra, 4-3-2-1 giúp tận dụng hiệu quả trong các tình huống cố định như đá phạt hoặc phạt góc. Các hậu vệ và tiền đạo trung tâm có thể dâng cao tạo sự khác biệt trong những pha tấn công hoặc đơn giản là làm hỗn loạn trong hàng phòng ngự đối phương.
Lúc xem truc tiep bong da, bạn có thể thấy một số HLV áp dụng 4-3-2-1 ngay khi cả khi đội bóng của mình có thực lực mạnh hơn đối thủ. Thực ra thì sơ đồ này rất phù hợp để dùng sau khi đội của mình đã dẫn bàn và muốn chơi một thế trận chậm rãi.
5. Những đội từng thành công khi dùng sơ đồ 4-3-2-1
Sơ đồ 4-3-2-1 của AC Milan vào những năm 2000
AC Milan dưới thời Carlo Ancelotti đã chinh phục nhiều danh hiệu ấn tượng bằng sơ đồ 4-3-2-1. Với những ngôi sao như Kaka, Shevchenko và Maldini, đội bóng nước Ý đã tạo ra một biểu tượng của sự cân bằng giữa phòng ngự và tấn công. Nói chung vào những năm 2000 AC Milan là một kẻ thống trị đích thực.
Ngoài ra, những đội bóng hàng đầu Châu Âu như Real Madrid hay Ath Madrid cũng từng áp dụng 4-3-2-1 và cho thấy sự hiệu quả khá đáng kể. Những danh hiệu mà các đội bóng nay đoạt được cũng rất nhiều. Tuy vậy, những đội còn dùng 4-3-2-1 trong thời điểm hiện nay là không còn quá nhiều.
Bên cạnh đó, 4-3-2-1 cũng hay được 1 số đội tuyển Nam Mỹ sử dụng. Có thể kể đến như Colombia, Cuba hay Costa Rica. Tuy nhiên, nó lại chỉ được áp dụng vào một số tình huống nhất định chứ không phải nguyên 1 trận đấu. Điều đó cũng phản áp sự lép vế khi dùng sơ đồ với chỉ 1 tiền đạo.
Qua bài viết phía trên của galaxy6623, hy vọng các bạn đã có được những cái nhìn tổng quan nhất về sơ đồ chiến thuật 4-3-2-1. Cách triển khai đội hình này thực ra không hề quá khó, quan trọng làm sao để duy trì tốt cả trận mới là vấn đề.