Định nghĩa hàm số chẵn, hàm số lẻ
Định nghĩa
Hàm số chẵn. Hàm số \(y=f(x)\) có tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu thoả mãn 2 điều kiện sau:
- \(\forall x\in D\Rightarrow -x\in D\)
- \(\forall x\in D: f(-x)=f(x)\)
Hàm số lẻ. Hàm số \(y=f(x)\) có tập xác định \(D\) gọi là hàm số lẻ nếu thoả mãn 2 điều kiện sau:
- \(\forall x\in D\Rightarrow -x\in D\)
- \(\forall x\in D: f(-x)=-f(x)\)
Chú ý. Điều kiện thứ nhất gọi là điều kiện tập xác định đối xứng qua số 0. Ví dụ \(D=(-2;2)\) là tập đối xứng qua số 0, còn tập \(D'=[-2;3]\) là không đối xứng qua 0. Tập \(\mathbb{R}=(-\infty;+\infty)\) là tập đối xứng.
Đồ thị của hàm số chẵn, lẻ
- Hàm số chẵn có đồ thị nhận trục tung \(Oy\) làm trục đối xứng.
- Hàm số lẻ có đồ thị nhận gốc toạ độ \(O\) làm tâm đối xứng.
Ví dụ. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau
- \(y=x^2\)
- \(y=-x^3+3x\)
- \(y=\big|2x\big|\)
- \(y=\big|x-1\big|-\big|x+1\big|\)
- \(y=2x+1\)
- \(y=0\)
Chú ý:
- \(\big|-A\big|=\big|A\big|\)
- \(\big|-A-B\big|=\big|A+B\big|\)
- \(\big|A-B\big|=\big|B-A\big|\)
BÀI TẬP
Bài 1. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau
- \(y=\sqrt{4+x^2}\)
- \(y=\dfrac{x}{x^2+1}\)
- \(y=\sqrt{x-2}\)
- \(y=\dfrac{x^3}{x^2+1}\)
- \(y=\dfrac{x^2}{x^3-x}\)
- \(y=x\sqrt{x^2+1}\)
- \(y=\dfrac{|x|}{|x|+1}\)
- \(y=|x-1|+|x+1|\)
- \(y=\sqrt{x^2+4x+4}-\sqrt{x^2-4x+4}\)