Đường tròn lượng giác - một số kết quả cần nhớ

Hình vẽ về đường tròn lượng giác; điểm ngọn của các cung đặc biệt; vị trí các trục sin, cos, tan, cotang; giá trị lượng giác của các cung (góc) đặc biệt.

duong tron luong giac svg

Điểm ngọn của một số cung đặc biệt

Trong mặt phẳng toạ độ \(Oxy,\) ta vẽ đường tròn tâm \(O\), bán kính \(R=1\), chọn sẵn điểm \(A(1;0)\) làm điểm gốc và chọn chiều quay ngược chiều kim đồng hồ là chiều dương. Đường tròn trên gọi là đường tròn lượng giác. Để biểu diễn một cung lượng giác lên đường tròn lượng giác, ta luôn chọn điểm gốc của cung đó tại \(A\), ta chỉ quan tâm đến điểm ngọn của cung đó ở đâu mà thôi. Quy ước vị trí các điểm \(A', B, B'\) như trên hình vẽ. Ta có bảng sau đây biểu thị mối liên hệ giữa số đo một số cung \(x\) đặc biệt hay dùng và vị trí điểm ngọn của nó trên đường tròn lượng giác:

duongtronluonggiac2 svg

(Quy ước: \(k\in\mathbb{Z}\))

Số đo của cung Điểm ngọn
\(x=k2\pi\) \(A\)
\(x=\pi+k2\pi\) \(A'\)
\(x=\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\) \(B\)
\(x=-\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\) \(B'\)
\(x=k\pi\) \(A, A'\)
\(x=\dfrac{\pi}{2}+k\pi\) \(B, B'\)

Phương trình lượng giác cơ bản đặc biệt

Từ giá trị lượng giác của một số cung đặc biệt, ta có 6 phương trình lượng giác cơ bản đặc biệt sau:

  • \(\sin x=1\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\)
  • \(\sin x=-1\Leftrightarrow x=-\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\)
  • \(\sin x=0\Leftrightarrow x=k\pi\)
  • \(\cos x=1\Leftrightarrow x=k2\pi\)
  • \(\cos x=-1\Leftrightarrow x=\pi+k2\pi\)
  • \(\cos x=0\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{2}+k\pi\)

Hình vẽ minh hoạ

Cùng chuyên mục:

MỚI CẬP NHẬT
Top